Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2) SVIP
1. Cấu tứ
- Khái niệm:
- Cách phân tích:
+ Xác định các hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.
+ Xâu chuỗi các hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ để phát hiện cách tổ chức, mạch (logic) triển khai của hình ảnh, mạch cảm xúc trong bài, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.
- Ví dụ: Cấu tứ của bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương:
+ Bài thơ bắt đầu với lời giải thích: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Trẻ ra đi, già quay trở về). Sau bao năm xa cách, nay trở về, nhân vật trữ tình đã có sự thay đổi lớn về vẻ ngoài: Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Dù tóc mai đã rụng hết nhưng giọng quê vẫn không đổi). Vì thời gian xa quê đã lâu nên đám trẻ trong làng mới không thể nhận ra nhân vật trữ tình là ai. Và vì thế chúng mới có cách hành xử rất ngây ngô: Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai (Cười hỏi khách ở nơi nào đến chơi). Có thể nói, chính hoàn cảnh này đã làm nảy sinh cảm xúc một cách ngẫu nhiên, pha lẫn chút hài hước và cả sự chua xót trong nhân vật trữ tình nhân ngày quay trở về quê hương.
+ Cấu tứ của bài thơ được xây dựng theo quan hệ đối lập: Trẻ đi >< già quay về, giọng quê (hồn cốt quê hương) - không đổi >< tóc mai rụng (ngoại hình) - thay đổi, thân phận của nhân vật trữ tình (người con của quê hương) >< cái nhìn của lũ trẻ (vị khách phương xa đến).
=> Cách cấu tứ này không chỉ khắc họa sâu sắc hoàn cảnh của nhân vật trữ tình mà còn bộc lộ chân thực cảm xúc của nhân vật khi về quê sau bao năm xa cách.
2. Yếu tố tự sự, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ trữ tình
a. Yếu tố tự sự
- Khái niệm: Là sự việc, câu chuyện được thể hiện trong bài thơ, qua đó, giúp nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.
- Ví dụ:
- Cách phân tích:
+ Trong bài thơ có xuất hiện sự việc, câu chuyện nào không?
+ Sự việc, câu chuyện đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm,... của nhân vật trữ tình? Nếu không có yếu tố này thì hiệu quả biểu cảm của bài thơ thay đổi ra sao?
b. Yếu tố tượng trưng, siêu thực
- Khái niệm:
- Ví dụ: Hình ảnh "lá Diêu Bông" trong Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm chính là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đơn phương.
- Cách phân tích:
+ Phát hiện các từ ngữ độc đáo, các kết hợp từ mới lạ, khác thường, khó lí giải bằng logic thông thường, các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+ Yếu tố cụ thể được phát hiện trong bài thơ (từ ngữ, hình ảnh,...) gợi liên tưởng đến điều gì khái quát hơn? Yếu tố cụ thể được phát hiện trong bài thơ (từ ngữ, hình ảnh,...) giúp gợi ra, cảm nhận được những trạng thái mơ hồ, mong manh, hữu hình hóa những điều vốn vô hình, khó nắm bắt,... như thế nào? Nếu thay thế những yếu tố vừa phát hiện bằng các từ ngữ, hình ảnh,... khác thì câu thơ, hình ảnh,... có còn gợi những cảm nhận phong phú, đa chiều,... không?
3. Hình tượng, biểu tượng
- Hình tượng trong thơ trữ tình có thể là hình tượng nhân vật trữ tình hoặc là hình tượng con người, thiên nhiên với tư cách là đối tượng khắc họa và bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khác với hình ảnh thơ, hình tượng thơ có tính chất xuyên suốt tác phẩm, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa khái quát, là sự kết tinh cao độ tư tưởng, tình cảm của tác giả.
- Ví dụ:
- Biểu tượng:
- Ví dụ: Hình tượng "sóng" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là biểu tượng cho những trạng thái cảm xúc của người con gái khi yêu.
- Cách phân tích:
+ Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
+ Hình tượng con người hoặc thiên nhiên nào xuất hiện trong bài thơ với tư cách là đối tượng khắc họa và bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình? Hình tượng đó được xây dựng với các chi tiết nào và cách thức ra sao? Hình tượng đó đã gợi nên những tình cảm, cảm xúc nào của nhân vật trữ tình?
+ Trong bài thơ xuất hiện những hình ảnh nào có ý nghĩa tượng trưng, gợi nên những tư tưởng, triết lí sâu xa trong cảm nhận của người đọc? Những hình ảnh đó là biểu tượng sẵn có trong nền văn hóa dân tộc/ thế giới hay mới mẻ? Việc sử dụng các biểu tượng này có tác dụng như thế nào trong việc tạo ra giá trị biểu cảm của bài thơ?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây