Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1) SVIP
1. Khái niệm
Là một loại thơ tiêu biểu, mang các đặc điểm chủ yếu của thơ, được phân loại theo phương thức biểu hiện nhằm phân biệt với thơ tự sự. Theo đó, thơ trữ tình là loại thơ thể hiện cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm, suy tư của con người một cách trực tiếp.
2. Từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, hình thức bài thơ
a. Từ ngữ, hình ảnh
- Từ ngữ thường được tác giả cân nhắc lựa chọn kĩ lưỡng, súc tích, cô đọng, có tính gợi hình, biểu cảm lớn; có thể được sắp xếp, kết hợp theo cách thức "lạ hóa" để gợi ra những ý nghĩa mới mẻ, độc đáo.
- Hình ảnh thơ là sự vật, hiện tượng, con người được miêu tả hay gợi nên trong bài thơ, góp phần xây dựng thế giới nghệ thuật của tác phẩm nhằm thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Hình ảnh thơ thường được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy,...), các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa,...) nhằm tăng sức biểu cảm và khả năng tạo nghĩa.
- Cách phân tích từ ngữ, hình ảnh:
+ Liệt kê các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, kết hợp từ đặc biệt,...) thể hiện rõ nét bức tranh đời sống được miêu tả và tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Thử thay thế bằng các từ ngữ khác để cảm nhận, phân tích sự chính xác, độc đáo của từ ngữ được lựa chọn trong bài thơ.
+ Liệt kê các từ ngữ miêu tả hoặc gợi ra sự vật, hiện tượng, con người trong bài thơ (hình ảnh). Hình dung bức tranh đời sống trong văn bản và cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các hình ảnh đó.
+ Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện bức tranh đời sống và tâm trạng, cảm xúc,... của nhân vật trữ tình.
b. Vần, nhịp, đối
- Khái niệm:
- Cách phân tích:
+ Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi: Thể thơ nào được sử dụng? Thể thơ đó có quy định gì về cách gieo vần, ngắt nhịp, tạo đối?
+ Xác định cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ (Đánh dấu vào các từ ngữ được gieo vần; các vị trí ngắt nhịp trong các dòng thơ).
+ Xác định các vế đối trong bài thơ.
+ Chỉ ra sự sáng tạo trong cách gieo vần, ngắt nhịp, tạo đối của tác giả so với quy định của thể thơ.
+ Nêu hiệu quả của cách gieo vần, ngắt nhịp, tạo đối trong việc tạo nên giọng điệu bài thơ và góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
c. Hình thức bài thơ
- Khái niệm:
- Cách phân tích:
+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng gì trong việc góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
+ Cách đặt nhan đề, lời đề từ, cách tổ chức dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, kết cấu bài thơ có gì đặc biệt và có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
- Ví dụ: Lời đề từ trong Tràng giang của Huy Cận (Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài) có tác dụng gợi lên cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là nỗi bâng khuâng, cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình trước không gian bao la, rộng lớn.
3. Chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình
- Nhân vật trữ tình hay còn gọi là chủ thể trữ tình là "người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ", thường là hiện thân của tác giả nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả mà còn có thể đại diện cho một lớp người, một giai cấp hoặc một dân tộc,...; có thể xuất hiện dưới dạng trực tiếp (qua các từ ngữ tự xưng như: tôi/ anh/ em/ chúng ta/ chúng tôi,...) hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó hay tồn tại dưới dạng chủ thể ẩn (phát ngôn dưới dạng chủ ngữ ẩn).
- Cách phân tích:
+ Ai là người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ? Yếu tố/ từ ngữ nào giúp độc giả nhận diện được người phát ngôn trong bài thơ?
+ Chú ý phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật được miêu tả trong thơ trữ tình.
- Ví dụ: Trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca, nhân vật trữ tình là người bộc lộ cảm xúc, suy tư trước cuộc đời, số phận, tư tưởng và đóng góp nghệ thuật của nhà thơ Lorca; còn Lorca là nhân vật được miêu tả trong bài thơ - đối tượng trữ tình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây