Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về truyện (Phần 2) SVIP
1. Người kể chuyện
- Khái niệm: Là vai do tác giả sáng tạo để đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện.
- Phân loại:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất:
++ Khái niệm:
++ Ưu điểm: Tạo hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật - người kể.
++ Hạn chế: Khó phản ánh được bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba:
- Cách phân tích:
+ Đọc kĩ lời kể trong văn bản truyện.
+ Trả lời các câu hỏi:
++ Ai là người đang kể lại câu chuyện này?
++ Người kể chuyện có xưng "tôi" hoặc có hình thức tự xưng tương đương nào khác không?
++ Người kể chuyện có phải là người tham gia vào câu chuyện hay không?
++ Tác dụng của việc chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba để kể lại câu chuyện là gì?
- Ví dụ:
2. Điểm nhìn trong truyện, sự thay đổi điểm nhìn và tác dụng
- Khái niệm: Là vị trí quan sát, trần thuật, đánh giá của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được kể.
- Phân loại:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri (người kể chuyện toàn năng, biết hết tất cả mọi chuyện về các nhân vật).
+ Điểm nhìn của người kể chuyện hạn tri (người kể chuyện chỉ kể từ phạm vi hiểu biết của chính mình - trong trường hợp truyện được kể ở ngôi thứ nhất; hoặc từ phạm vi hiểu biết của một nhân vật trong truyện mà người kể chuyện "đặt cái nhìn" của mình từ đó để kể - trong trường hợp truyện được kể ở ngôi thứ ba).
+ Điểm nhìn bên ngoài (miêu tả sự vật, con người ở những phương diện ngoại hiện, kể về những điều nhân vật không biết).
+ Điểm nhìn bên trong (kể, tả xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật).
+ Ngoài ra còn một số loại điểm nhìn khác như điểm nhìn không gian (xa/ gần, trên/ dưới, cao/ thấp,...), điểm nhìn thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai,...),...
- Ví dụ 1:
- Sự thay đổi điểm nhìn và tác dụng: Câu chuyện có thể được kể từ nhiều điểm nhìn gắn với quan điểm, cách đánh giá khác nhau. Trong trần thuật, điểm nhìn có thể được di chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn tri sang toàn tri hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau, từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong. Sự thay đổi về điểm nhìn có tác dụng:
+ Đi sâu vào nội tâm nhân vật.
+ Mở rộng khả năng bao quát, nhận xét, đánh giá của người kể chuyện từ nhiều góc nhìn.
+ Tạo ra tính đối thoại cho tác phẩm.
+ Thể hiện quan niệm, tư tưởng, thái độ của tác giả,...
- Cách phân tích:
+ Xác định người kể chuyện và ngôi kể: Người kể chuyện ngôi thứ nhất (là một nhân vật trong truyện) hay người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể đứng ngoài câu chuyện, hiện ra qua giọng kể).
+ Xác định điểm nhìn của người kể chuyện là toàn tri hay hạn tri:
++ Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là hạn tri (chỉ kể trong phạm vi hiểu biết của mình, không biết về các nhân vật khác).
++ Người kể chuyện ngôi thứ ba: Cần xác định điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba là toàn tri hay hạn tri bằng cách đặt và trả lời câu hỏi: Người kể chuyện ngôi thứ ba biết hết về các nhân vật hay chỉ biết và kể về các nhân vật khác qua việc đặt cái nhìn của mình vào một nhân vật chính trong truyện?
+ Xác định xem lời kể của người kể chuyện được kể, tả, nhận xét,... từ vị trí quan sát (điểm nhìn bên ngoài) hay kể từ góc nhìn, cách nghĩ, cách cảm của nhân vật cụ thể nào trong truyện (điểm nhìn bên trong).
+ Nêu và làm rõ tác dụng của việc thay đổi điểm nhìn theo các khía cạnh (đi sâu vào nội tâm, mở rộng khả năng bao quát, nhận xét, tăng tính đối thoại, tạo ra sự đan xen các giọng điệu, thể hiện quan niệm, tư tưởng,... của tác giả...).
- Ví dụ 2: Xét đoạn trích trong Chí Phèo:
3. Lời người kể chuyện, lời nhân vật, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Lời người kể chuyện: Thể hiện điểm nhìn, ý thức, giọng điệu của người kể chuyện (trừ trường hợp người kể chuyện đặt điểm nhìn vào nhân vật khác để kể); có chức năng miêu tả, trần thuật, nhận xét, đánh giá,... và định hướng người đọc theo dõi mạch kể của truyện.
- Lời nhân vật: Thể hiện ý thức, quan điểm, giọng điệu của nhân vật; gồm lời đối thoại, lời độc thoại; là phương tiện bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ,... của nhân vật.
- Sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật:
- Cách phân tích:
+ Đọc kĩ lời văn của văn bản, dựa vào đặc điểm của từng loại lời để xác định lời của người kể chuyện và lời của mỗi nhân vật.
+ Chú ý vào các dấu hiệu hình thức của lời văn trong văn bản. Lời đối thoại của nhân vật thường được thể hiện sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
+ Chú ý phân biệt giữa lời độc thoại (nói với chính mình, nói với người khác trong tưởng tượng), được nói ra và lời độc thoại nội tâm chỉ ở trong ý nghĩ, không được nói ra.
+ Nêu và phân tích tác dụng của mỗi kiểu lời văn và sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Ví dụ: Trong Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp đã kết hợp lời của người kể chuyện và lời nhân vật ông Diểu để thể hiện sự bừng ngộ của ông Diểu về thế giới tự nhiên: Con khỉ đực nằm dài trên vạt cỏ ướt. Ông Diểu buồn bã ngồi nhìn. Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thò sau một gốc cây theo dõi. Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi. Hoá ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây