Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về kịch SVIP
1. Bi kịch
- Bi kịch là một thể loại kịch, có đặc trưng nổi bật:
+ Nhân vật chính thường mang những phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng, lí tưởng đẹp đẽ, lớn lao nhưng phải đối đầu với hoàn cảnh thực tế không cho phép thực hiện khát vọng hoặc đối đầu với phần bóng tối, lầm lạc trong chính bản thân nhân vật.
+ Xung đột gồm hai kiểu chính:
(1) Xung đột giữa khát vọng đẹp đẽ của nhân vật và tình trạng không thể thực hiện khát vọng đó trong thực tiễn. Nhân vật ý thức được tình trạng này nhưng không thoả hiệp, không khuất phục dù phải trả giá bằng chính tính mạng của mình (xung đột bên ngoài).
(2) Xung đột giữa khát vọng đẹp đẽ, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối lầm lạc trong chính nhân vật (xung đột trong nội tâm nhân vật). Kết cục là nhân vật phải trả giá bằng sự thất bại và cái chết bi thảm.
Hai loại xung đột này có thể đồng thời xuất hiện trong một nhân vật, nhưng thường có một loại xung đột giữ vai trò chủ đạo.
- Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch:
2. Hài kịch
- Tình huống là tình thế, hoàn cảnh có yếu tố gây cười được phát hiện trong đời thường khiến cho mâu thuẫn, xung đột và thói hư tật xấu của nhân vật hài kịch được bộc lộ (ví dụ: hiểu lầm, nhầm lẫn, “giấu đầu hở đuôi”, “gậy ông đập lưng ông”,...).
- Xung đột được xây dựng dựa trên mâu thuẫn giữa tham vọng, toan tính tầm thường,... của nhân vật với các chuẩn mực (đạo đức, thẩm mĩ) của cộng đồng. Xung đột trong hài kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả) hoặc giữa cái xấu và cái xấu.
- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật (cử chỉ, điệu bộ, hành vi, lời thoại,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật. Nhân vật thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường, trở thành đối tượng của tiếng cười, thường được thể hiện theo lối tô đậm, cường điệu những nét gây cười.
- Ngôn ngữ gần với đời sống, sử dụng nhiều các biện pháp tu từ như chơi chữ, nói lái, nói quá, nói lắp, nhại, tương phản, bỏ lửng. Đối thoại trong hài kịch thường được tổ chức theo các cấu trúc sau:
- Các thủ pháp trào phúng trong hài kịch (biện pháp gây cười): tạo tình huống hài hước, trớ trêu, phóng đại, cách diễn đạt phi logic, không hợp tình thế, điệu bộ gây cười, giễu nhại, vật hoá, tương phản, bỏ lửng lời thoại, “ông nói gà bà nói vịt”,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây