Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về chèo và tuồng SVIP
1. Chèo
- Chèo cổ (chèo sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, là nghệ thuật tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình,... phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến; ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; phê phán các thói hư tật xấu; thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.
- Đề tài: thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo.
- Tích truyện: cốt truyện trong chèo cổ thường lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười...
- Nhân vật: thường mang tính ước lệ, tính cách không thay đổi, gồm nhiều hạng người trong xã hội. Theo tính cách, có thể phân loại nhân vật thành hai loại vai: vai chín, vai lệch.
- Lời thoại:
+ Gồm có lời thoại của các nhân vật (đối thoại, độc thoại, bàng thoại).
+ Về hình thức, lời thoại của các nhân vật trong chèo gồm lời nói, lời hát - nói, lời hát, tiếng đế.
- Phương thức lưu truyền: truyền miệng, sau đó được các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm,... ghi chép lại.
2. Tuồng
- Tuồng là loại hình kịch hát của dân tộc. Nghệ thuật tuồng mang tính tổng hợp, là sự phối hợp nhuần nhuyễn của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, hội hoạ và các trò diễn dân gian, phát triển mạnh vào thế kỉ XIX ở vùng Nam Trung Bộ.
- Phân loại: được chia làm hai loại:
- Tích truyện trong tuồng hài thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện, tình huống, hành động, sự việc sẵn có trong kho tàng truyện dân gian hoặc từ đời sống.
- Nhân vật thường là nhân vật loại hình, thể hiện chủ yếu qua lời thoại và hành động.
- Phương thức lưu truyền của tuồng hài chủ yếu bằng con đường truyền miệng.
- Lời thoại trong kịch bản tuồng gồm lời đối thoại, độc thoại và bàng thoại.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây