Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về kí (Phần 1) SVIP
1. Tuỳ bút, tản văn
a. Tuỳ bút
- Tùy bút là một thể của kí, là những ghi chép tự do thể hiện cảm xúc, suy tư, nhận thức và đánh giá của tác giả về sự việc và con người trong cuộc sống.
b. Tản văn
- Tản văn cũng là một thể của kí, gần với tuỳ bút nhưng có nét đặc trưng riêng: thường kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt như tự sự, trữ tình, miêu tả, nghị luận,... để phản ánh đời sống theo cách chấm phá, từ đó cho thấy cách cảm, cách nghĩ của người viết. Đặc trưng quan trọng nhất của tản văn là thể hiện đậm nét dấu ấn của người cầm bút.
c. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút và tản văn
- Trong tuỳ bút và tản văn, luôn có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình; tuy vậy, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà độ đậm nhạt của từng yếu tố có thể khác nhau. Thông thường, ở tuỳ bút, yếu tố trữ tình đậm nét hơn.
- Ví dụ:
+ Yếu tố tự sự:
+ Yếu tố trữ tình: được thể hiện qua một số câu văn như:
+ Làm cho người ở nhà thấy thương.
+ Cứ trả lời bừa rằng đang ngổn ngang vàng rượi sắc lá ven hồ.
+ ...
d. Cái tôi trữ tình
- Cái tôi trữ tình trong tùy bút, tản văn là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, được người viết thể hiện qua cách nhìn, cách cảm, cách sử dụng ngôn từ, vốn sống, vốn văn hóa,... trong văn bản.
- Ví dụ: Nguyễn Tuân là tác giả có cái tôi trữ tình tài hoa, tinh tế, uyên bác,... Điều đó được thể hiện qua cách cảm, cách nghĩ, cách miêu tả sự vật, hiện tượng, cách sử dụng ngôn từ,... của ông.
e. Kết cấu
- Kết cấu trong tuỳ bút và tản văn nhiều khi nhìn bề mặt rất tự do, không chặt không tuân theo một logic nào cả, nhưng thực chất được dẫn dắt, chi phối bởi trật tự của dòng cảm xúc, cảm hứng của tác giả.
g. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ trong tuỳ bút và tản văn mang đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học như: tính hình tượng, tính biểu cảm, tính đa nghĩa, tính thẩm mĩ, ngoài ra còn mang đặc điểm riêng của thể loại như thường giàu hình ảnh và chất thơ, đặc biệt rõ nét ở thể tuỳ bút. Câu văn tuỳ bút thường giàu nhịp điệu, âm điệu hài hoà, trầm bổng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây