Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2) SVIP
1. Truyện truyền kì
- Khái niệm:
- Một số đặc trưng thể loại:
+ Đề tài: Đề tài phong phú: Người phụ nữ, người trí thức, tình yêu lứa đôi,...
+ Yếu tố hoang đường, kì ảo: Được sử dụng như một phương thức nghệ thuật đặc thù để phản ánh hiện thực và bộc lộ thái độ của người viết, xuất hiện ở các phương diện: Nhân vật, sự việc, không gian, thời gian, các thủ pháp nghệ thuật,...
+ Ngôn ngữ: Thường đan xen giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ; sử dụng ngôn từ hoa mĩ, nhiều điển cố, lối so sánh, ẩn dụ,...
+ Lời bình: Một số truyện có lời bình của tác giả mang hàm ý khuyên răn hoặc nêu lên một bài học trong cuộc sống.
- Cách phân tích:
+ Văn bản có xuất hiện các yếu tố kì ảo không? Chỉ ra vai trò của yếu tố kì ảo trong việc tạo ra thế giới kì lạ, tạo ra sự li kì, hấp dẫn; khắc họa tính cách, phẩm chất của nhân vật; phản ánh nhận thức của tác giả về bức tranh thực tại xã hội (thường là những mặt tiêu cực, mặt trái của thực tại xã hội); phản ánh mong muốn, khát vọng, quan niệm của tác giả; gửi gắm bài học, thông điệp của tác giả,...
+ Thế giới nghệ thuật (không gian và thời gian nghệ thuật) trong văn bản có đặc điểm gì? Nêu nhận xét của em về thế giới nghệ thuật của văn bản.
+ ...
2. Truyện ngắn hiện đại
- Khái niệm: Thể loại tự sự hư cấu cỡ nhỏ, khắc họa một hiện tượng trong đời sống.
- Một số đặc trưng thể loại:
+ Cốt truyện:
+ Nhân vật: Truyện ngắn thường có ít nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn thường được tập trung phát hiện ở một lát cắt đời sống.
+ Chi tiết: Do giới hạn về dung lượng, truyện ngắn đòi hỏi sự chắt lọc chi tiết, lựa chọn phát hiện tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, bút pháp chấm phá trong trần thuật.
- Cách phân tích: Dựa vào các đặc điểm của truyện ngắn hiện đại như được nêu trên để xác định thể loại của văn bản hoặc để chỉ ra các đặc điểm của thể loại trong một văn bản cho sẵn, gồm:
+ Đặc điểm về dung lượng (ngắn).
+ Đặc điểm về cốt truyện (đơn giản, không nhiều tuyến, một hoặc hai tình huống).
+ Đặc điểm về không gian, thời gian (hạn chế ở một vài không gian, một hoặc một số khoảnh khắc thời gian trong cuộc đời nhân vật).
+ Đặc điểm về nhân vật.
+ Đặc điểm về chi tiết, lời văn, bút pháp (chắt lọc, cô đúc, chấm phá).
3. Tiểu thuyết hiện đại
- Khái niệm:
- Một số đặc trưng thể loại:
+ Ngôn ngữ: Không mang tính trau chuốt, cách điệu mà du nhập lời nói hàng ngày của mọi lớp người; có sự kết hợp khéo léo giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật.
+ Nhân vật: Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại thường là "con người nếm trải", con người đời thường trong mối quan hệ phong phú, với số phận trọn vẹn và quá trình phát triển tâm lí nhiều khi quanh co, phức tạp.
- Cách phân tích: Dựa vào các đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại nêu trên để xác định thể loại hoặc để làm rõ đặc điểm của thể loại được thể hiện qua văn bản (đoạn trích) được cho sẵn. (Trong đó đặc biệt chú ý đến các yếu tố ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật - là những yếu tố được nêu rõ trong yêu cầu cần đạt của chương trình).
4. Truyện kí
- Khái niệm: Đây là thể loại trung gian giữa truyện và kí, dựa trên truyện người thật, việc thật, nhà văn lựa chọn, sắp xếp, tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng phản ánh (sự việc, con người) bằng ngôn ngữ văn học. Truyện kí thuộc loại văn học phi hư cấu.
- Một số đặc trưng thể loại:
- Cách phân tích:
+ Đọc kĩ văn bản, xác định sự việc, con người được ghi chép trong văn bản, xác định cốt truyện.
+ Xác định yếu tố phi hư cấu (các thông tin xác định người thật, việc thật), yếu tố phi hư cấu (cách tạo tình huống để kể, trình tự kể, giọng điệu kể; các chi tiết miêu tả ngoại cảnh, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật,...).
+ Nêu và làm rõ tác dụng của yếu tố phi hư cấu (đảm bảo tính xác thực, tin cậy của con người, sự việc) và yếu tố hư cấu (làm nổi bật sự việc, con người; tạo ấn tượng, sự hấp dẫn cho người đọc,...).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây