Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1) SVIP
1. Thần thoại
- Khái niệm:
- Đặc trưng thể loại:
+ Cốt truyện: Đơn giản, có thể là cốt truyện tập trung vào một nhân vật, mỗi nhân vật thực hiện một công việc trọng đại, có thể là một tổ hợp kết nối nhiều cốt truyện đơn tạo thành một "hệ thần thoại".
+ Không gian: Không gian vũ trụ từ thuở nguyên sơ, với nhiều cõi khác nhau như cõi trời, cõi đất, cõi nước..., có sự biến chuyển, liên thông lẫn nhau.
+ Thời gian: Thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể.
+ Nhân vật:
- Cách phân tích: Dựa vào những đặc điểm nêu trên để phân tích:
+ Nhân vật có phải thần, là người anh hùng không? Nhân vật có thực hiện các hành động phi thường không? (hành động sáng tạo thế giới tự nhiên; hành động sáng tạo loài người, hành động sáng tạo văn hóá).
+ Chỉ ra và làm rõ các yếu tố cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật trong văn bản.
+ Qua hành động của nhân vật, truyện phản ánh cách nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên và các hiện tượng xã hội; thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy như thế nào?
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Các truyện Thần Trụ trời, Thần Sét, Thần Gió, Thần Biển, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng,... là những truyện thần thoại tiêu biểu của Việt Nam kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên. Truyện Prô-mê-tê và loài người, 12 chiến công của Hê-ra-clét,... là những truyện thần thoại Hi Lạp kể về chiến công của những người anh hùng.
2. Sử thi
- Khái niệm: Là thể loại tự sự có dung lượng lớn, bằng văn vần hoặc văn vần kết hợp với văn xuôi, kể về những sự kiện lớn trong đời sống cộng đồng của các cư dân thời cổ đại (chiến tranh, các công cuộc chinh phục thiên nhiên, mở rộng địa bàn cư trú,...).
- Đặc trưng thể loại:
+ Cốt truyện: Bao gồm các sự việc liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng.
+ Không gian:
+ Thời gian: Là thời gian quá khứ của cộng đồng.
+ Nhân vật: Là người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh, tài năng, vẻ đẹp phi thường và khát vọng của cộng đồng.
+ Lời người kể chuyện: Thành kính, tôn vinh người anh hùng; nhịp điệu trần thuật chậm rãi; cách trần thuật tỉ mỉ.
+ Lời nhân vật: Trang trọng, thể hiện tiếng nói của cộng đồng.
+ Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong sử thi: Lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong sử thi thường sử dụng lặp lại các từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật, sự vật; thường sử dụng các thủ pháp so sánh, trùng điệp, khoa trương, giàu chất thơ,...
- Cách phân tích: Dựa vào những đặc điểm nêu trên để phân tích:
+ Cốt truyện có kể về các sự kiện trọng đại liên quan đến cộng đồng không?
+ Nhân vật có phải là người anh hùng mang vẻ đẹp phi thường, tài năng, dũng cảm, đại diện cho cộng đồng không?
+ Thời gian trong tác phẩm có phải là thời gian quá khứ của cộng đồng không?
+ Không gian có gắn liền với cộng đồng không?
+ Ngôn ngữ trong tác phẩm có trang trọng, sử dụng các biện pháp so sánh, trùng điệp,... không?
3. Truyện thơ dân gian
- Khái niệm: Một thể loại của văn học dân gian, được sáng tác bằng văn vần, có sự kết hợp giữa tự sự (truyện) và trữ tình (thơ), gần gũi với ca dao, dân ca. Các đề tài, chủ đề chủ yếu: Tình yêu lứa đôi; những người nghèo khổ, bất hạnh; ước mơ công lí.
- Đặc trưng thể loại:
+ Cốt truyện: Thường đơn giản, xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính, có thể có yếu tố kì ảo hoặc không. Nhóm truyện thơ trữ tình - tự sự thường có kết thúc bi kịch, nhóm truyện thơ tự sự - trữ tình thường kết thúc có hậu.
+ Nhân vật:
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian giản dị, chất phác, đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và biện pháp tu từ,...
- Cách phân tích: Dựa vào những đặc điểm nêu trên để phân tích:
+ Văn bản có cốt truyện không? (kể về sự việc/ các sự việc gì?)
+ Văn bản có được thể hiện bằng hình thức văn vần không?,...
- Một số tác phẩm: Nhóm truyện thơ trữ tình - tự sự: Tiễn dặn người yệu, Chàng Lú - nàng Ủa (Thái), Nam Kim - Thị Đan (Tày), Nàng Ờm - chàng Bồng Hương, Út Lót - Hồ Liêu (Mường), Nhàng Dợ - Chà Tăng (H'Mông),... Nhóm thơ tự sự - trữ tình: Nàng Con Côi (Mường), Truyện chim sáo (Tày),...
4. Truyện thơ Nôm
- Khái niệm:
- Đặc trưng thể loại:
+ Cốt truyện: Lấy từ văn học dân gian, văn học viết Trung Quốc hoặc từ cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống.
+ Nhân vật: Thường là nhân vật loại hình, được phân loại phổ biến thành nhân vật chính diện, phản diện. Trong đó, nhân vật chính diện thường được miêu tả theo khuôn mẫu.
+ Ngôn ngữ: Thường mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày,...
- Cách phân tích: Dựa vào những đặc điểm nêu trên để phân tích: Chú ý sự xuất hiện của các yếu tố: Yếu tố truyện (phương thức tự sự), yếu tố thơ (phương thức trữ tình), hình thức thơ (thường là thơ lục bát, cũng có khi là song thất lục bát, thơ Đường luật).
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây