Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về các biện pháp tu từ (Phần 1) SVIP
1. Biện pháp tu từ so sánh
- Khái niệm:
- Tác dụng:
+ Làm tăng hiệu quả biểu đạt của lời nói, văn bản.
+ Làm cho đối tượng được nói đến trở nên cụ thể, sinh động hơn.
- Ví dụ: Chiếm lĩnh tri thức giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. (Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)
=> Ở đây, tác giả đã so sánh việc chiếm lĩnh tri thức với việc đánh trận, tức là cần phải biết cách học, có phương pháp học tập hiệu quả thì mới chiếm lĩnh được tri thức. Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở đây không chỉ giúp cho việc diễn đạt trở nên cụ thể, sinh động hơn mà còn giúp cho câu văn dễ dàng chạm đến tư tưởng, tình cảm của bạn đọc, góp phần thay đổi nhận thức của người đọc về việc đọc sách, chiếm lĩnh tri thức.
2. Biện pháp tu từ nhân hóa
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ vốn dành để gọi tên, xưng hô, chỉ hoạt động, tính cách,... của con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối.
- Tác dụng:
- Ví dụ: Xét bài thơ “Ao nhà mùa cạn” của Trần Đăng Khoa:
Mùa mưa mà mưa chẳng đến
Đáy sâu nẻ toác khi nào
Rêu nằm mơ những sấm sét
Rồi khô trên cọc cầu ao...
=> Ở đây, biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng ở chỗ tác giả nhân hóa rêu cũng biết nằm mơ, qua đó giúp cho hình ảnh rêu trở nên gần gũi, sinh động hơn trong sự liên tưởng của bạn đọc.
3. Biện pháp tu từ ẩn dụ
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng của hai đối tượng.
- Tác dụng:
+ Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, sự hàm súc, đa nghĩa cho câu văn.
+ Nhấn mạnh nội dung được nói tới, thể hiện cảm xúc và thái độ của người viết.
- Ví dụ:
4. Biện pháp tu từ hoán dụ
- Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi (tương cận) với nó.
- Tác dụng:
+ Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, sự hàm súc, đa nghĩa cho câu văn.
+ Nhấn mạnh nội dung được nói tới, thể hiện cảm xúc và thái độ của người viết.
+ Thể hiện thái độ, tình cảm, phát hiện độc đáo của người viết.
- Ví dụ: Ta xét hai dòng thơ cuối trong bài "Ao nhà mùa cạn" của Trần Đăng Khoa:
Mùa mưa mà mưa chẳng đến
Đáy sâu nẻ toác khi nào
Rêu nằm mơ những sấm sét
Rồi khô trên cọc cầu ao...
=> Ta có thể thấy, trong hai dòng thơ này, tác giả đã sử dụng phép hoán dụ ở chỗ thay vì nói "Rêu nằm mơ những cơn mưa" thì tác giả lại dùng "những sấm sét" để thay thế cho những cơn mưa mùa hạ, bởi sấm sét thường đi cùng với cơn mưa, là thứ gần gũi với những cơn mưa mùa hạ. Do đó, tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở đây chính là làm tăng tính gợi hình, tạo nên sự hàm súc cho bài thơ, đồng thời thể sự liên tưởng độc đáo của người viết.
5. Biện pháp tu từ nói quá (ngoa dụ, thậm xưng)
- Khái niệm:
- Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về đối tượng được nói đến và làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: Kết thúc một mùa hè, cái Bún đen như cột nhà cháy.
=> Biện pháp tu từ nói quá được thể hiện ở chỗ người nói phóng đại màu da của cái Bún sau một mùa hè. Cách nói như vậy góp phần làm tăng sức biểu cảm cho câu nói và tạo ấn tượng cho bạn đọc về đối tượng được nói đến.
6. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
- Khái niệm: Là biện pháp sử dụng cách nói tế nhị, khéo léo.
- Tác dụng:
+ Tránh gây cảm giác quá đâu buồn, ghê sợ, nặng nề.
+ Góp phần giúp cho việc diễn đạt trở nên lịch sự, thanh nhã hơn.
- Ví dụ:
7. Biện pháp tu từ liệt kê
- Khái niệm: Là biện pháp sử dụng một chuỗi yếu tố cùng loại (sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,...) trong cùng một câu, một đoạn văn.
- Tác dụng:
+ Cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng.
+ Tạo hiệu quả ấn tượng mạnh trong miêu tả, kể chuyện, trình bày.
+ Biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.
- Ví dụ:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây