Bài học cùng chủ đề
- Bài 8 (Phần I) - Bối cảnh lịch sử và đấu tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1960
- Bài 8 (Phần II) - Chống Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ (1961 - 1965) và Kế hoạch 5 năm lần I của Đảng
- Bài 8 (Phần III) - Chống Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968) và miền Bắc chống phá hoại lần I, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần IV) - Chống Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ (1969 - 1973) và miền Bắc chống phá hoại lần II, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần V) - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
- Luyện tập bài 8_ Phần I
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8 (Phần I) - Bối cảnh lịch sử và đấu tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1960 SVIP
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
I - BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
1. Thế giới
- Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển mạnh.
- Chiến tranh lạnh đã tác động rất lớn đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
2. Trong nước
- Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ thay chân Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm (chính quyền Sài Gòn) ở miền Nam Việt Nam với âm mưu:
+ Chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á.
+ Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở khu vực.
- Việt Nam bị chia cắt thành hai miền:
+ Miền Bắc: hoàn toàn được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.
II - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
1. Giai đoạn 1954 - 1960
a) Miền Bắc
- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:
+ Miền Bắc tiến hành 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
+ Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
→ Ý nghĩa: xoá bỏ giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân trở thành người làm chủ nông thôn.
+ Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được triển khai rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực (nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải,…).
Hình 1: Nhân dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất
- Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội:
+ Việc cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.
+ Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
→ Ý nghĩa:
- Cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thay đổi, tạo cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
- Xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
Hình 2: Thanh niên tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan (1957)
b) Miền Nam
- Đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng:
+ Đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ; đòi quyền tự do, dân chủ; chống khủng bố, đàn áp.
+ Từ năm 1957, phong trào chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960):
+ Nguyên nhân: Mỹ - Diệm điên cuồng khủng bố, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn:
- Năm 1957, Mỹ - Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.
- Tháng 5 - 1959, Diệm ra Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam.
→ Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chế độ Mỹ - Diệm ngày càng gay gắt.
+ Chủ trương của Đảng: Tháng 1 - 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành trung ương Đảng họp, khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).
+ Diễn biến:
-
Phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi).
-
Tiêu biểu là Bến Tre (1 - 1960): nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày) nổi dậy giành chính quyền sau đó lan ra toàn huyện Mỏ Cày và toàn tỉnh Bến Tre.
-
Phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ, lan ra khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ.
Hình 3: Phong trào Đồng khởi Bến Tre năm 1960
+ Kết quả:
-
Cuối năm 1960, ta đã làm chủ gần nửa số thôn xã ở miền Nam.
-
Ngày 20 - 12 - 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
+ Ý nghĩa: đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây