Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài mở đầu. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp SVIP
I. Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống
1. Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí
- Địa lí được học ở tất cả các cấp phổ thông. Ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội.
- Địa lí là môn học mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội.
- Môn Địa lí có tính liên quan đến các môn: Toán học, vật lí, hóa học, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật…
2. Vai trò của môn Địa lí đối với đời sống
- Giúp các em có hiểu biết về khoa học Địa lí, khả năng ứng dụng Địa lí trong đời sống; củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tạo cơ sở để các em tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm với môi trường.
- Học Địa lí làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới.
- Dần hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm.
- Trong mọi lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), cho đến văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng thì Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
Hình 1: Các vấn đề liên quan của Địa lí
II. Định hướng nghề nghiệp
Nội dung môn Địa lí phong phú, đa dạng chính là một lợi thế, có thể hỗ trợ tốt trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội.
- Địa lí tự nhiên: các ngành nghề như nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành liên quan đến khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng…
Hình 2: Kĩ sư trắc địa
- Địa lí kinh tế - xã hội: kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, ngành liên quan đến dân số, xã hội,…
Hình 3: Hướng dẫn viên du lịch
- Địa lí tổng hợp: nhà giáo, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao,…
Hình 4: Giáo viên Địa lí
=> Môn Địa lí góp phần cung cấp kiến thức nền tảng cho học sinh về tình hình phát triển của các ngành kinh tế, giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về ngành nghề. Từ các đơn vị kiến thức, học sinh hình thành tư duy tổng hợp địa lí.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây