Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1)
- Lý thuyết Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)
- Luyện tập Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1)
- Luyện tập Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)
- Luyện tập Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 3)
- Video Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1)
- Video Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)
- Video Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1) SVIP
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: hơn 95 nghìn km2, chiếm 28,7% diện tích cả nước.
- Gồm 14 tỉnh, chia thành 2 khu vực Đông Bắc (10 tỉnh) và Tây Bắc (4 tỉnh).
- Tiếp giáp với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung; tiếp giáp với các nước Trung Quốc và Lào.
- Có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng: Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang,...
⇒ Thúc đẩy giao thương quốc tế và kết nối với các vùng khác trong cả nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc
Đông Bắc | Tây Bắc | |
Địa hình | Núi trung bình và núi thấp chiếm diện tích lớn, hướng cánh cung là chủ yếu; khu vực trung du có địa hình đồi bát úp. Địa hình các-xtơ phổ biến. | Địa hình cao, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam; địa hình chia cắt hiểm trở, xen kẽ là các cao nguyên. |
Khí hậu | Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. | Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo độ cao rõ rệt, đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng. |
Thuỷ văn |
Sông ngòi dày đặc, có giá trị và giao thông và thuỷ lợi. |
Sông ngòi có độ dốc lớn, lưu lượng nước dồi dào, có tiềm năng lớn về thuỷ điện, điển hình là sông Đà, sông Mã. |
Khoáng sản | Phong phú chủng loại: a-pa-tit, sắt, chì-kẽm, đá vôi, than,... | Có một số loại trữ lượng lớn như: đất hiếm, đồng,... |
Sinh vật | Phong phú, gồm sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt. | Nhiều loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới núi cao. |
b) Thế mạnh để phát triển kinh tế
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi, thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
+ Các cao nguyên xen các đồi núi thấp với đất feralit ⇒ chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
+ Một số cánh đồng có đất phù sa ⇒ trồng lúa, cung cấp lương thực tại chỗ.
+ Núi cao với nhiều hang động các-xtơ và thắng cảnh ⇒ phát triển du lịch.
- Khí hậu: Có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao ⇒ thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch.
- Nguồn nước:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc kết hợp với địa hình chia cắt mạnh ⇒ trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước.
+ Các hồ tự nhiên và nhân tạo ⇒ phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch.
+ Nguồn nước khoáng phong phú ⇒ phát triển du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản: đa dạng, một số loại có trữ lượng đáng kể (than, sắt, a-pa-tít) ⇒ phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và nhiều ngành công nghiệp khác.
- Tài nguyên rừng: dồi dào ⇒ phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ. Hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn có nhiều loài sinh vật đặc hữu ⇒ tài nguyên phát triển du lịch sinh thái.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây