Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 8. Dịch vụ (phần 2) SVIP
2. Giao thông vận tải
- Phát triển với tốc độ nhanh, mạng lưới không ngừng mở rộng, chất lượng vận tải ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Mạng lưới giao thông phát triển đa dạng với các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,...
- Các đầu mối giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy kinh tế vùng và cả nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,...
+ Đường ô tô: là loại hình giao thông quan trọng nhất. Các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, miền, trung tâm kinh tế, hành chính; nối liền với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế. Một số tuyến đường ô tô huyết mạch của nước ta: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc Nam phía Đông,...
+ Đường sắt: Tuyến quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất, một số tuyến khác là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai,... Các tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đường biển: Có 34 cảng biển, trong đó 2 cảng đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tuyến đường biển quốc tế quan trọng: Hải Phòng - Tokyo, Thành phố Hồ Chí Minh - Xin-ga-po,...
+ Đường sông: Các tuyến đường sông được phát triển trên một số hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Cửu Long.
+ Đường hàng không: Có 22 cảng hàng không, trong đó, 10 cảng quốc tế, 12 cảng nội địa. Ba cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta là Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).
3. Bưu chính viễn thông
- Góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống người dân, tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.
- Doanh thu tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 2010 - 2021, tổng doanh thu đạt 343,2 nghìn tỉ đồng.
- Mạng lưới bưu chính viễn thông phủ khắp cả nước, các dịch vụ bưu chính viễn thông hiện đại tập trung ở các đô thị.
a. Bưu chính:
- Bao gồm các hoạt động nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu,...
- Mạng lưới rộng khắp với hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một điểm phục vụ.
- Ngày càng phát triển đa dạng và hiệu quả. Các dịch vụ truyền thống từng bước chuyển sang dịch vụ số. Bưu chính hợp tác với các ngành sản xuất và dịch vụ khác nhằm nâng hiệu quả kinh tế.
b. Viễn thông:
- Gồm các hoạt động gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,... bằng các thiết bị điện tử.
- Phát triển công nghệ tiên tiến, dịch vụ hiện đại và nâng cao chất lượng. Tập trung vào chuyển đổi số và phát triển dịch vụ dựa trên các công nghệ 5G, Internet vạn vật, dữ liệu lớn,...
- Việt Nam sở hữu 6 trạm thông tin vệ tinh và 7 tuyến cáp quang biển quốc tế góp phần kết nối với mạng lưới viễn thông thế giới.
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm bưu chính viễn thông nhất cả nước.
- Các dịch vụ như thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, thương mại điện tử,... ngày càng mở rộng và phát triển, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống ⇒ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả, tiện ích và chất lượng hoạt động của các ngành kinh tế.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây