Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2) SVIP
IV. Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế
* Khái quát chung:
- Tổng sản phẩm của vùng chiếm 11,8% GDP cả nước (2021).
- Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tuy nhiên còn chậm (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng cao).
- Một số ngành kinh tế thế mạnh: Nông nghiệp và thủy sản; công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, sản xuất điện, dịch vụ.
Câu hỏi:
@202995410549@
1. Nông nghiệp và thủy sản
a. Nông nghiệp:
* Trồng trọt: Vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, sản phẩm chủ lực là lúa và cây ăn quả.
- Lúa:
+ Vùng sản xuất lúa lớn nhất, diện tích và sản lượng chiếm trên 1/2 cả nước.
+ Áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất ⇒ năng suất lúa tăng nhanh và cao hàng đầu cả nước.
+ Nhiều giống lúa chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa vào gieo trồng.
+ Phân bố: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng.
+ Bình quân sản lượng lúa đạt 1 405,1 kg/người, gấp 3 lần trung bình cả nước.
Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người các vùng và cả nước năm 2021 (kg/người)
- Cây ăn quả:
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại: xoài, chôm chôm, bưởi, sầu riêng,...
+ Diện tích cây ăn quả của vùng chiếm 33,2%, sản lượng chiếm 41,5% cả nước.
+ Phân bố: Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,...
+ Cây ăn quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GolbalGAP, có chỉ dẫn địa lí,...
+ Vùng trồng nhiều dừa nhất cả nước, tỉnh Bến Tre là tỉnh đứng đầu trong vùng.
Mô hình trồng dừa hữu cơ ở Bến Tre
Câu hỏi:
@202995411938@
* Chăn nuôi:
- Phát triển mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm:
+ Vịt được nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh.
+ Lợn, bò cũng được chăn nuôi ở nhiều nơi.
b. Thủy sản:
- Thế mạnh hàng đầu của vùng, sản lượng tăng liên tục (trên 55% sản lượng thủy sản cả nước).
Biểu đồ sản lượng thủy sản các vùng nước ta năm 2023 (nghìn tấn)
- Sản lượng nuôi trồng lớn và tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác.
- Chủ yếu nuôi cá da trơn, tôm.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào khai thác và nuôi trồng thủy sản ⇒ đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Các tỉnh có sản lượng thủy sản cao nhất nước: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,...
Câu hỏi:
@202995422519@
2. Công nghiệp
* Khái quát chung:
- Tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
- GRDP công nghiệp chiếm 20,5% GRDP của vùng (2021).
- Cơ cấu công nghiệp: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất điện.
a. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Điều kiện phát triển:
+ Nguồn nguyên liệu dồi dào của ngành nông nghiệp và thủy sản.
+ Nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
⇒ Thúc đẩy ngành phát triển và phân bố rộng khắp vùng.
- Các sản phẩm chủ yếu: gạo xay xát, thủy sản ướp đông, rau quả đóng hộp, thức ăn chăn nuôi,...
- Vai trò: Cung cấp thị trường trong nước, mặt hàng xuất khẩu quan trọng ⇒ mang lại giá trị kinh tế cao.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 90% khối lượng gạo xuất khẩu
b. Công nghiệp sản xuất điện:
- Nhiều nhà máy điện được xây dựng ⇒ sản lượng điện tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
+ Nhà máy nhiệt điện: Trà Vinh, Cà Mau, Cần Thơ,...
+ Nhà máy điện gió: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau,...
Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu
+ Nhà máy điện mặt trời: Hậu Giang, An Giang,...
- Đầu tư phát triển điện gió, điện mặt trời ⇒ góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Câu hỏi:
@202995415204@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây