Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1) SVIP
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: hơn 40 nghìn km2 (chiếm 12% diện tích cả nước).
- Bao gồm: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Nằm ở phía tây nam của nước ta, tiếp giáp với Đông Nam Bộ, Cam-pu-chia; phía tây và đông nam có vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo ( đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Nam Du,...).
⇒ Thuận lợi phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong lưu vực sông Mê Công.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Thế mạnh:
* Địa hình và đất:
- Địa hình thấp và bằng phẳng ⇒ thuận lợi cư trú và sản xuất.
- Đất chủ yếu là phù sa, được chia thành 3 loại chính:
+ Đất phù sa sông: là loại đất tốt, có độ phì cao, thích hợp sản xuất nông nghiệp, phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phèn: tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng ở bán đảo Cà Mau.
+ Đất mặn: phân bố ở ven biển.
⇒ Có thể cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả, cây thực phẩm hoặc nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng.
* Khí hậu:
- Tính chất cận xích đạo, phân hóa thành hai mùa mưa - khô rõ rệt.
- Nền nhiệt cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
- Lượng mưa dồi dào.
⇒ Thuận lợi sản xuất nông nghiệp.
* Nguồn nước:
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc ⇒ thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.
- Là nơi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản quan trọng của vùng.
* Sinh vật:
- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng.
- Thảm thực vật điển hình:
+ Rừng ngập mặn ven biển (bán đảo Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,...)
+ Rừng tràm (Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười,...)
- Trong vùng có nhiều thủy sản, các loại chim,...
* Biển:
- Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang với nhiều cá tôm.
- Nhiều đảo và quần đảo với các bãi tắm đẹp.
- Vùng thềm lục địa có tiềm năng về khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.
- Ven biển có tiềm năng xây dựng cảng biển và phát triển điện gió,...
b. Hạn chế:
- Có diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn lớn.
- Mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng ⇒ gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tác động của biến đổi khí hậu ⇒ gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,...
- Trên đất liền nghèo khoáng sản.
3. Dân cư, xã hội
a. Dân cư:
- Quy mô dân số: 17,4 triệu người (17,7% dân số cả nước).
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp, khoảng 0,55%.
- Cơ cấu dân số:
+ Nhóm từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 69,4% ⇒ nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.
+ Nhóm dưới 15 tuổi chiếm 21,6%.
+ Nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 9%.
- Thành phần dân tộc: Người Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... cùng sinh sống.
- Phân bố dân cư:
+ Mật độ dân số: 426 người/km2, cao hơn mức trung bình cả nước.
+ Tập trung ở ven sông Tiền, sông Hậu; thưa ở vùng bán đảo Cà Mau.
+ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, đạt 26,4%.
b. Xã hội:
- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ⇒ có sự giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc ⇒ nét đặc sắc văn hóa Nam Bộ (văn hóa sông nước, lễ hội truyền thống, đờn ca tài tử,...).
- Đời sống của dân cư ngày càng được nâng lên.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây