Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nếu có lỗi chính tả, các em hãy nhấn nút BÁO LỖI , giáo viên sẽ xử lí và cộng vip cho các em
Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể mới có vật liệu di truyền giống hệt nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.
- Ý nghĩa của sinh sản vô tính ở động vật:
+ Cá thể sống độc lập đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống với cá thể mẹ về mặt di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định và ít biến đổi.
- Hạn chế của sinh sản vô tính: tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến chết hàng loạt, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Phân đôi
- Đại diện: Động vật đơn bào.
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia nhân và tế bào chất một cách đơn giản bằng cách tạo ra eo thắt.
2. Nảy chồi
- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.
- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con. Một phần bất kì trên cơ thể mẹ lớn nhanh hơn tạo thành một chồi rồi thành cơ thể mới.
3. Phân mảnh
- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp
- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới. Cơ thể mẹ phân cắt thành nhiều mảnh, mỗi mảnh lớn lên thành một cơ thể mới.
4. Trinh sản
- Đại diện: Ong kiến, rệp...
- Đặc điểm: Tế bào trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội.
III. ỨNG DỤNG
1. Nuôi mô sống
- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật và nuôi cấy trong môi trường đủ dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp.
- Ở động vật bậc thấp có thể nuối cấy mô tạo ra cá thể mới.
- Ở động vật bậc cao, có thể nuôi cấy mô tạo ra mô mới thay thế mô bị bệnh hoặc bị thương: thay thế cùng da bị bỏng.
2. Nhân bản vô tính
- Cách tiến hành: Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này phát triển thành một cơ thể mới.
- Thành tựu: Nhân bản vô tính cừu Đô ly. Đến nay đã thành công ở nhiều động vật khác như chuột, lợn, bò.
- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc, mang những đặc điểm sinh học giống như cá thể cho nhân.
+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây