Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1. Thí nghiệm 1. Sự đông tụ protein khi đun nóng
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%) và đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi sôi khoảng 1 phút.
Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
2. Phản ứng màu biure
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
Giải thích: Do NaOH phản ứng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
3. Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng
Cách tiến hành: Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 mẫu vật liệu riêng rẽ: Mẫu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len và vải sợi xenlulozo (hoặc bông). Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút. Đốt các vật liệu trên.
Hiện tượng:
- PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
- PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
- Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
Giải thích:
- PVC cháy theo PTHH:
(C2H3Cl)n + \(\dfrac{5n}{2}\)O2 → 2nCO2 + nH2O + nHCl
Phản ứng sinh ra khí HCl nên có mùi xốc.
- PE cháy theo PTHH:
(C2H4)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O
Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.
- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:
(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O
4. Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm
Cách tiến hành:
- Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất sau: PE, PVC (ống nhựa dẫn nước), Sợi len, Xenlulozo (hoặc bông) được đánh theo thứ tự (1), (2), (3), (4).
- Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%. Đun ống nghiệm đến sôi. Để nguội. Gạn lớp nước của mỗi ống nghiệm sang ống nghiệm khác riêng rẽ, ta được các dung dịch ở ống 1’ và ống 2’, ống 3’ và ống 4’.
- Axit hóa ống 1’ và ống 2’ bằng HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch AgNO3 1%. Cho thêm vào mỗi ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dung dịch CuSO4 2%.
- Quan sát rồi đun nóng cho đến sôi.
Hiện tượng:
- Ống (1'): Không có hiện tượng.
- Ống (2'): Xuất hiện kết tủa trắng.
- Ống (3'): Xuất hiên màu tím đặc trưng.
- Ống (4'): Không có hiện tượng.
Giải thích:
Ống (2'): có phản ứng
(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + NaCl
NaOH dư + HNO3 → NaNO3 + H2O
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Ống (3): protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit,... có phản ứng màu với Cu(OH)2
II. TƯỜNG TRÌNH
Thí nghiệm | Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm với vật liệu | |||
PE | PVC | Sợi len | Sợi xenlulozơ | |
Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn | PE bị chảy ra thành chất lỏng | PVC bị chảy ra trước khi cháy. | Sợi len co lại. | Sợi xenlulozơ co lại. |
Đốt vật liệu trên ngọn lửa đèn cồn | Mới cháy cho khí, có một ít khói đen. | Cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu. | Cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi. | Cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi. |
Dung dịch 1',2' tác dụng với dung dịch AgNO3 | Không có hiện tượng. | Xuất hiện kết tủa trắng. | ||
Dung dịch 3',4' tác dụng với dung dịch CuSO4 | Xuất hiên màu tím đặc trưng. | Không có hiện tượng. |
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây