Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nhiệm vụ 3: Thực hiện những việc làm chăm sóc gia đình thường xuyên.
1. Thực hiện thường xuyên những việc làm sau để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình.
- Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân.
- Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi.
- Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân.
2. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi chăm sóc các thành viên gia đình.
VD: Em cảm thấy rất vui và tự hào vì mình đã có thể chăm sóc gia đình. Mỗi ngày càng lớn lên, trưởng thành hơn, em càng hiểu được giá trị của gia đình và mong muốn gia đình luôn hạnh phúc.
Nhiệm vụ 4: Chia sẻ khó khăn cùng bố mẹ, người thân.
1. Thực hiện chia sẻ khó khăn cùng bố mẹ, người thân khi gia đình gặp phải một số các tình huống sau:
a. Khi gia đình có người ốm:
- Chăm sóc ăn uống, vệ sinh cho người ốm.
- Động viên, khích lệ và nói năng nhẹ nhàng.
- Giữ không gian yên tĩnh và thông thoáng nơi người ốm nằm.
b. Khi gia đình có bố hoặc mẹ đi công tác xa:
- Chăm lo việc nhà.
- Chủ động và khẩn trương hoàn thành công việc học tập để có thời gian giúp đỡ gia đình.
- Dành thời gian trò chuyện cùng mọi người trong gia đình để giữ được không khí ấm áp, bớt đi sự vắng bóng của thành viên trong gia đình.
c. Khi gia đình có biến cố:
- Luôn lạc quan và động viên người thân.
- Hãy cùng người thân làm một việc gì đó như: đi bộ, gặp gỡ chuyện trò với mọi người,...
d. Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế:
- Tham gia thực hiện công việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
- Sử dụng thời gian hợp lí cho việc học tập và giúp đỡ gia đình.
- Rèn luyện ý chí và nghị lực đi học đầy đủ, quyết tâm học tập để có cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
2. Chia sẻ những việc em đã làm cùng bố mẹ và người thân để vượt qua khó khăn.
VD: Có dịp gia đình em có người ốm, mà cụ thể là mẹ em, em đã giúp đỡ bằng sự quan tâm, những hành động cụ thể. Em hỏi thăm sức khỏe của mẹ, đắp khăn lạnh cho mẹ, mang đồ ăn và đem thuốc để mẹ uống. Vì người ốm đã rất mệt mỏi rồi nên em luôn tự nhắc mình phải giữ không gian yên tĩnh để mẹ nghỉ ngơi. Hằng ngày, em còn vào mở cửa sổ phòng mẹ vào buổi sáng để căn phòng được thông thoáng hơn. Chỉ sau 3 ngày, mẹ đã khỏi ốm và có thể đi làm trở lại.
Nhiệm vụ 5: Quan tâm đến sở thích của người thân.
1. Thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm của em đến sở thích của người thân theo gợi ý sau:
- Tìm hiểu sở thích của người thân bằng cách quan sát, trò chuyện, hỏi thăm và ghi nhớ những sở thích đó.
- Trong sinh hoạt, các bữa cơm hằng ngày, chú ý đến sở thích, khẩu vị của người thân để nấu những món ăn họ yêu thích.
- Tôn trọng và cùng thực hiện các sở thích của người thân như đọc sách, du lịch, xem phim, trò chuyện, nghe nhạc,...
2. Chia sẻ với thầy cô và các bạn những cảm xúc của người thân khi em quan tâm đến sở thích của họ.
VD: Khi biết được em quan tâm đến sở thích của mình, chị gái em đã vô cùng bất ngờ. Em thấy được nụ cười rạng rỡ của chị khi em biết được sở thích của chị và sẵn sàng cùng chị xem phim vào thời gian rảnh.
Nhiệm vụ 6: Xác định vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình và cách giải quyết.
1. Vận dụng các bước giải quyết vấn đề ở chủ đề 3 trang 26 để giải quyết các vấn đề trong quan hệ gia đình.
- Chỉ ra một số vấn đề có thể nảy sinh trong quan hệ gia đình em.
VD:
+ Sự thiếu quan tâm, ít hỏi chuyện nhau.
+ Sự tranh luận gay gắt giữa người lớn trong gia đình về vấn đề giáo dục.
+ Mâu thuẫn trong quan hệ giữa bố, mẹ vì những câu chuyện riêng.
+ Sự bất đồng giữa anh, chị, em trong nhà về việc ứng xử, làm việc nhà, sinh hoạt và học tập ở trường.
- Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra khi gia đình gặp các vấn đề trên.
VD:
+ Nguyên nhân:
- Không có thời gian quan tâm vì quá bận rộn công việc.
- Sự bất đồng ý kiến.
- Nguyên nhân khách quan bên ngoài gia đình.
- Sự ngang bướng, không chịu nghe lời.
+ Hậu quả:
- Những thành viên trong gia đình giận nhau.
- Không khí gia đình nặng nề.
- Ảnh hưởng tâm lí con cái.
- Đề xuất cách giải quyết vấn đề trong quan hệ gia đình".
VD:
+ Giữ bình tĩnh, hít thở sâu, chỉ nói chuyện khi bình tĩnh.
+ Ngồi xuống nói chuyện một cách rõ ràng, không để hiểu lầm lâu.
+ Chủ động nói chuyện, làm hòa để có cơ hội giải thích.
+ Cùng nhau tạo những hoạt động chung của gia đình.
- Đánh giá hiệu quả của từng cách giải quyết đó.
VD: Hiệu quả/ Không hiệu quả.
2. Xác định vấn đề trong tình huống sau và cách giải quyết.
Tình huống 1: Mẹ dặn hai anh em B phân công nhau giúp đỡ bố mẹ việc nhà như: rửa bát, quét nhà, gấp dọn quần áo,... nhưng hai anh em thường xuyên xảy ra tranh cãi về việc người làm ít, người làm nhiều.
VD:
- Vấn đề: Tranh cãi việc làm việc nhà.
- Cách giải quyết: Phân công việc luân phiên để không còn tình trạng làm ít, làm nhiều.
Tình huống 2: Trong phòng khách của gia đình, cả nhà ngồi ở ghế, bà xem ti vi, bố dùng điện thoại, mẹ dùng máy tính,... Mọi người đều làm việc riêng và không nói chuyện với nhau.
VD:
- Vấn đề: Thiếu giao tiếp trong gia đình.
- Cách giải quyết: Đề ra quy định về khung thời gian chung của gia đình cùng sinh hoạt, nói chuyện.
Tình huống 3: Trong bữa cơm của gia đình B, thấy bố mẹ có vẻ buồn và căng thẳng, không ai nói với nhau câu nào, mỗi người nhìn đi một hướng. Hai anh em cũng buồn lây. Cả nhà ngồi ăn trong im lặng.
VD:
- Vấn đề: Bố mẹ bất đồng với nhau.
- Cách giải quyết: Hai anh em mở lời để nói chuyện, hàn gắn bố mẹ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây