Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh thái độ, cảm xúc của bản thân.
1. Đọc câu chuyện của A và chỉ ra vấn đề A gặp phải. Theo em, A cần thực hiện điều chỉnh bản thân như thế nào để khắc phục những vấn đề đó?
A là một học sinh vui vẻ, hòa đồng và có trách nhiệm trong học tập. Tuy nhiên, nhiều lúc A cũng thấy thật khó hiểu bản thân. A khó kiểm soát cảm xúc của mình, rất dễ bực bội và nói năng gắt gỏng với người xung quanh, thậm chí, đôi khi còn cao giọng với bố mẹ. Lúc cơn nóng giận qua đi, A thấy mình sai, muốn nói lời xin lỗi những sao thấy khó nói.
VD: Theo em, A cần thực hiện điều chỉnh bản thân để khắc phục những vấn đề đó bằng một số biện pháp sau đây:
+ Không giữ suy nghĩ tiêu cực trong mình.
+ Hít thật sâu và thở ra chậm để giảm tức giận.
+ Không phản ứng, không nói khi đang bực tức.
2. Thực hành những biện pháp rèn luyện phù hợp để điều chỉnh thái độ, cảm xúc của bản thân với mọi người xung quanh tốt hơn theo gợi ý sau:
- Luôn nghĩ đến điều tích cực của người khác.
- Không giữ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong mình.
- Hít thật sâu và thở ra chậm để giảm tức giận.
- Không phản ứng, không nói khi đang bực tức.
- Mở lòng chia sẻ khi mình đã đủ bình tĩnh.
Nhiệm vụ 4: Rèn luyện để tự tin bước vào tuổi mới.
Hãy thực hiện những việc làm phù hợp với em để tự tin bước vào tuổi mới lớn.
Nhiệm vụ 5: Rèn luyện sự tập trung trong học tập.
1. Thực hiện hướng dẫn sau để rèn luyện sự tập trung khi học trên lớp.
- Lắng nghe thầy cô giảng, không làm việc riêng hoặc nói chuyện trong giờ học.
- Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Luôn kết hợp việc lắng nghe với quan sát những hành động, việc làm, hình ảnh được thầy cô giới thiệu trong bài học,... đồng thời ghi chép đầy đủ những điều cần thiết.
- Mạnh dạn hỏi thầy cô khi thấy mình chưa hiểu.
2. Chia sẻ với bố mẹ và thầy cô những khó khăn của em khi rèn luyện sự tập trung trong học tập để được hỗ trợ.
VD: Em cảm thấy rất khó khăn khi rèn luyện vì em vốn dĩ là một người rất tò mò nên khi bị ảnh hưởng bởi điều gì đó thì nhất định phải biết nó như thế nào. Còn về việc tập trung trên lớp, đôi khi là do yếu tố khách quan: bạn gọi hỏi chuyện, bạn mượn đồ,...
Nhiệm vụ 6: Dành thời gian cho sở thích của em.
1. Xử lí tình huống sau:
Bắt đầu lên lớp 6 em có nhiều môn học, môn nào cũng có bài tập phải làm khiến em không còn thời gian đi đá bóng. Em nên làm thế nào để có thể hoàn thành hết các bài tập mà vẫn có thời gian dành cho sở thích đá bóng?
VD: Để hoàn thành hết bài tập mà vẫn có thời gian cho sở thích, em cần phải lập thời gian biểu để quản lí thời gian hiệu quả nhất. Đồng thời, có thể học nhóm cùng các bạn để nhanh chóng giải quyết bài tập.
2. Lập và thực hiện thời gian biểu để cân bằng việc học tập và thực hiện sở thích của em.
VD:
Giờ/ Hoạt động | Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư | Thứ năm | Thứ sáu | Thứ bảy | Chủ nhật |
7h30 - 11h30 | Học trên trường. | Học trên trường. | Học trên trường. | Học trên trường. | Học trên trường. | Học thêm/ Hoạt động ngoại khóa. | Thời gian cho sở thích. |
11h30 - 13h30 | - Ăn trưa. - Nghỉ ngơi. | - Ăn trưa. - Nghỉ ngơi. | - Ăn trưa. - Nghỉ ngơi. | - Ăn trưa. - Nghỉ ngơi. | - Ăn trưa. - Nghỉ ngơi. | - Ăn trưa. - Nghỉ ngơi. | - Ăn trưa. - Nghỉ ngơi. |
13h30 - 17h30 | Học trên trường. | Học trên trường. | Học trên trường. | Học trên trường. | Học trên trường. | Hoạt động câu lạc bộ. | Thời gian cho sở thích. |
17h30 - 20h | - Ăn tối. - Thời gian cho gia đình. | - Ăn tối. - Thời gian cho gia đình. | - Ăn tối. - Thời gian cho gia đình. | - Ăn tối. - Thời gian cho gia đình. | - Ăn tối. - Thời gian cho gia đình. | - Ăn tối. - Thời gian cho gia đình. | - Ăn tối. - Thời gian cho gia đình. |
20h - 22h30 | Chuẩn bị bài cho ngày mai. | Chuẩn bị bài cho ngày mai. | Chuẩn bị bài cho ngày mai. | Chuẩn bị bài cho ngày mai. | Thời gian cho sở thích. | Thời gian cho gia đình. | Chuẩn bị bài cho ngày mai. |
22h30 - 7h30 | Nghỉ ngơi | Nghỉ ngơi | Nghỉ ngơi | Nghỉ ngơi | Nghỉ ngơi | Nghỉ ngơi | Nghỉ ngơi |
3. Chia sẻ thuận lợi, khó khăn và phương hướng thực hiện thời gian biểu.
VD:
- Thuận lợi:
+ Thời gian biểu rõ ràng, luôn được đặt tại nơi thích hợp để nhìn thấy.
+ Mẹ mua cho em một chiếc đồng hồ để em biết căn chỉnh thời gian.
- Khó khăn: Đôi khi mải học quá khiến em quên mất thời gian và bị lệch giờ.
Nhiệm vụ 7: Rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi.
1. Thực hiện hướng dẫn sau để thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lí, tự tin với những thay đổi của bản thân.
- Chủ động tham gia vào các mối quan hệ; cởi mở với người thân, thầy cô, bạn bè; sẵn sàng chia sẻ và xin hỗ trợ khi gặp khó khăn.
- Đối xử hòa đồng, thân thiện với tất cả các bạn, không kì thị hay phân biệt đối xử.
- Tìm hiểu kĩ các môn học, cách học hiệu quả đối với từng môn học từ kinh nghiệm của thầy cô, anh chị và bạn bè.
- Thực hiện cam kết, tuân thủ quy định, nội quy trường lớp, tuân thủ pháp luật.
2. Chia sẻ cách em thực hiện những hướng dẫn trên và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn.
VD:
- Cách thực hiện:
+ Làm giấy note dán những nơi dễ thấy.
+ Mỗi ngày tổng kết những điểm đã thực hiện được và chưa thực hiện được.
- Thuận lợi: Mọi người đều tạo điều kiện cho em thực hiện.
- Khó khăn: Vẫn còn ngại ngùng, khó mở lòng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây