Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về một số thiên tai.
Chỉ ra các thiên tai và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người.
Ảnh 1 | Ảnh 2 | Ảnh 3 | Ảnh 4 |
Hạn hán. | Bão, lũ lụt. | Sạt lở. | Động đất. |
- Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được. - Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. | - Gió mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lũ trên diện rộng, lật úp tàu thuyển trên biển, làm mực nước biển dâng cao gây ngập mặn vùng ven biển. - Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. | Đổ sập nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện,... gây thiệt hại về người và tài sản. | Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách. Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị hư hại. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu.
1. Tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.
- Do các quá trình tự nhiên:
+ Hoạt động của núi lửa.
+ Cháy rừng tự nhiên.
- Do hoạt động sống của con người:
+ Lãng phí trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch);
+ Chặt phá rừng, đốt rừng;
+ Chưa xử lí triệt để chất thải trong quá trình sản xuất và chăn nuôi;
+ Sử dụng phân bón hóa học quá mức;
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông.
2. Chia sẻ những hiểu biết của em về một số hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ảnh 1 | Mực nước biển dâng. | Mực nước biển đang dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong thế kỷ qua, và gần đây, trong kỷ nguyên sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mực nước biển, từ năm 1993 đến 2000, mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9 - 3,4 ± 0,4 - 0,6 mm/năm. Mực nước biển dâng có thể do hiện tượng ấm lên toàn cầu - mà phần lớn là từ những tác động của con người. Điều này sẽ làm tăng mực nước biển trong tương lai về lâu dài. Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Dự kiến, nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu làm mực nước biển dâng trong thế kỷ tới. Bắc Cực đang ấm dần lên với tốc độ nhanh gấp đôi những nơi khác trên hành tinh. Việc tiếp tục mất băng và tuyết bao phủ sẽ gây ra những thay đổi lớn trong nhiệt độ không khí do không còn băng làm mát mặt đất. Băng tan nhanh, nước biển dâng cao. Năm 2019, với tốc độ băng tan nhanh khoảng 11 tỉ tấn/ngày, các nhà khoa học lo ngại chẳng mấy chốc đảo quốc bắc cực Greenland sẽ tan chảy hết. Mực nước biển có thể tăng lên 6,5m, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều vùng đất sẽ bị xóa sổ. Một nghiên cứu của Viện khí tượng Max Planck chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa khí thải CO2 và băng tan. Theo đó, cứ mỗi tấn CO2 được thải ra thì một khối băng 3m2 sẽ tan chảy. Nếu ngừng giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính, các khối băng ở địa cực sẽ định hình ngay lập tức. “Nếu chúng ta có thể cắt giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính ngay trong năm tới thì tốc độ băng tan sẽ chậm hơn 2 lần so với tốc độ hiện tại”, Dirk Notz, tác giả của nghiên cứu trên nhận định. |
Ảnh 2 | Băng tan. | Các nhà khoa học đã tính toán rằng, khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu. Mực nước biển sẽ tăng lên 65m. Có thể dẫn đến hiện tượng “biển lấn” – nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền. Dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển, ven sông nhiễm mặn ngày càng nhiều. Đặc biệt, nó còn thiếu cả nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Hơn nữa các đảo, quần đảo và các vùng ven biển cũng có thể sẽ bị nhấn chìm, con người sẽ mất đất, mất nhà. Bên cạnh đó, nước biển cũng có độ axit cao hơn, phần lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục tăng lên, hệ sinh vật dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn. Nhất là các loài có vỏ hoặc xương như thân mềm, cua, san hô,… Nhiệt độ tăng cao cũng khiến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hơn do tầng ozone. Đặc biệt là lượng khí thải từ xe cộ, nhà máy, các nguồn khác phản ứng với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ,… Tầng ozone mặt đất là nhân tố chính gây sương mù quang hóa. Và nhiệt độ càng tăng thì lớp sương mù càng dày. Không khí bẩn khiến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân hen suyễn tăng lên. Làm tình trạng người bị bệnh tim hay phổi trầm trọng hơn. Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc Cực. Loài gấu Bắc Cực cũng là một loài điển hình. Nếu lượng băng tan với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc kiếm ăn của loài gấu này gặp rất nhiều khó khăn. Cũng tương tự như gấu Bắc Cực, chim cánh cụt ở Nam Cực cũng chịu chung số phận. Khi mà diện tích băng ngày càng giảm đồng nghĩa với việc bị mất nơi cư trú và nguồn thức ăn. Và con người cũng không thể nào tránh được những hậu quả mà chính họ góp phần tạo nên. Ví dụ như bệnh dịch, thiên tai, mùa màng thất bát,… Chúng đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhân loại. Nhân loại sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn đe dọa tới sự sống trên Trái Đất. |
Ảnh 3 | Hủy diệt hệ sinh thái. | Theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Viện Vật lý khí quyển, nhiệt độ của đại dương vào năm 2019 cao hơn gần 0,1 độ C so với nhiệt độ trung bình giai đoạn từ năm 1981 - 2010. Tác động của việc toàn cầu ấm lên có thể được cảm nhận qua thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng và hệ sinh thái biển bị hủy hoại. Theo tính toán của giới khoa học, các đại dương hấp thu tới 90% nhiệt lượng nóng lên của Trái đất, do đó, nhiệt độ trong lòng các đại dương đều tăng gấp bội phần so với mức tăng nhiệt trong bầu khí quyển Trái Đất. San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm chỉ là một trong những hậu quả mà biến đổi khí hậu đem đến cho hệ sinh thái. Những thay đổi triệt để hơn có thể kể đến như hiện tượng sa mạc hoá. Không thể quan sát bằng mắt thường song "sự chết chóc" dưới lòng các đại dương là thực trạng đang diễn ra với cấp độ ngày càng nghiêm trọng. |
Ảnh 4 | Suy giảm đa dạng sinh học. | Năm 2018, bằng việc sử dụng mô hình khí hậu, Hội đồng Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã dự đoán rằng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ C có thể tác động đến cuộc sống của hàng trăm triệu người. Cùng với đó, hệ sinh thái trên toàn trái đất cũng sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng. Nhiệt độ Trái Đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Hồi đầu năm 2019, các nhà khoa học đã dựa vào tổng cộng 73 khảo sát trước đây về sự suy giảm số lượng côn trùng trên toàn thế giới và đưa ra kết luận: Cứ mỗi năm, số lượng côn trùng lại giảm đi 2,5%. Đây thực sự là một con số đáng báo động, đe dọa nghiêm trọng tới hệ cân bằng sinh thái trên phạm vi toàn Trái Đất. Các loài côn trùng thụ phấn như ong, bướm... vốn có vai trò lớn đối với hệ sinh thái. Khi chúng biến mất, thực vật sẽ khó tồn tại hơn, chưa kể nhiều loài chim, bò sát, cá... thậm chí là cả con người cũng chịu ảnh hưởng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái. Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề. |
Ảnh 5 | Dịch bệnh. | Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có nguồn gốc từ loài dơi hoang dã trong tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc con người ngày càng mở rộng "dấu chân sinh thái" có thể gây ra dịch bệnh theo nhiều cách khác nhau. Tình trạng biến đổi khí hậu, vốn làm gia tăng nhiệt độ Trái Đất, đang ngày càng nổi lên là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm. Trái Đất nóng lên có thể làm tan các lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia (Nga) chứa các mầm bệnh từ thời cổ đại. Các lớp băng vĩnh cửu, được ví như "quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu" trải khắp Nga, Canada và bang Alaska (Mỹ) chứa lượng carbon cao gấp 3 lần lượng khí thải ra kể từ thời kỳ công nghiệp hóa. Ông Vladimir Romanovsky, Giáo sư Địa vật lý tại Đại học Alaska (Mỹ), cho rằng các vi sinh vật có thể tồn tại trong các lớp băng trong một thời gian dài. Khi băng tan, các vi sinh vật bị "nhốt" trong hàng thiên niên kỷ sẽ theo dòng nước lên bề mặt. Đã có nhiều trường hợp những con bọ cổ đại, vốn bị đông cứng lâu ngày, nay bỗng nhiên xuất hiện trở lại. Trong khi đó, ông Jean-Michel Claverie, Giáo sư danh dự chuyên ngành Gene tại Trường Y thuộc Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết virus hoạt động tương tự như một hạt giống. Tức là khi gieo một hạt giống vào lớp đất đã bị đóng băng hàng nghìn năm, hạt giống không thể nảy mầm. Tuy nhiên, khi nhiệt độ Trái Đất ấm lên, hạt giống hoàn toàn có thể nảy mầm và phát triển, hình thành cây con. Trước đó, phòng thí nghiệm của Giáo sư Claverie đã "hồi sinh" thành công virus Siberia có tuổi đời ít nhất 3.000 năm. Theo ông, trong lịch sử, người Neanderthals (một loài trong chi Người đã tuyệt chủng) cùng với voi ma mút, tê giác lông cừu đều mắc bệnh và một số loại virus gây bệnh có lẽ vẫn tồn tại trong lòng đất. Khởi nguồn ở Đông Nam Á, song loài muỗi hổ (Aedes albopictus) - mang mầm bệnh sốt xuất huyết - đã "di cư" đến Nam Âu vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 rồi đã nhanh chóng bay về phương Bắc, đến Paris (Pháp) và thậm chí xa hơn. Trong khi đó, một loài muỗi mang bệnh sốt xuất huyết khác là Aedes aegypti cũng đã xuất hiện ở châu Âu. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã ghi nhận 40 trường hợp lây nhiễm virus gây bệnh sốt xuất huyết tại châu lục này từ năm 2010 đến năm 2019. Theo ECDC, nhiệt độ trung bình của Trái Đất gia tăng có thể gây ra các đợt dịch sốt xuất huyết theo mùa ở khu vực phía Nam châu Âu nếu muỗi Aedes aegypti bị nhiễm virus làm ổ. Còn đối với bệnh sốt rét, căn bệnh từng hoành hành ở Nam Âu và miền Nam nước Mỹ, nguy cơ phơi nhiễm virus phần lớn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội. Theo nghiên cứu của IPCC, nếu tình trạng biến đổi khí hậu không suy giảm, hơn 5 tỷ người có thể phải sống ở các vùng dịch sốt rét. Tuy nhiên, con số này có thể giảm xuống dưới 2 tỷ người nếu điều kiện kinh tế - xã hội được cải thiện. |
3. Chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người.
- Những tác động trực tiếp do các điều kiện nhiệt độ cực đoan: bao gồm các đợt sóng nhiệt và các đợt lạnh khắc nghiệt gây lên.
+ Trong đó, sóng nhiệt là hiện tượng thời tiết nóng bất thường diễn ra trong một khoảng thời gian kéo dài, có thể đi kèm với độ ẩm cao. Khi phơi nhiễm với sóng nhiệt, con người phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng do nhiệt khi làm việc dưới nhiệt độ và độ ẩm cao, hoặc say nắng, say nóng, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức do nhiệt. Nặng hơn nữa là tình trạng sốc nhiệt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
+ Ngoài các đợt sóng nhiệt, các đợt không khí lạnh khắc nghiệt cũng là điều kiện nhiệt độ cực đoan gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người. Các đợt lạnh khắc nghiệt có thể khiến nhiệt độ mùa đông ở nhiều nước trên thế giới xuống tới dưới -300C, thậm chí dưới -400C, hoặc các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam trong những năm gần đây, nhiệt độ mùa đông có khu vực từng xuống tới -50C kèm theo những đợt lạnh kỷ lục kéo dài. Các đợt lạnh khắc nghiệt có thể gây ra các nguy cơ cấp tính như cước chân tay, giảm thân nhiệt hoặc tăng nguy cơ phát các bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp và một số bệnh khác. Đặc biệt các đợt lạnh khắc nghiệt có tác động xấu rõ rệt tới sức khỏe của người già, trẻ em, người nghèo và những người vô gia cư…
+ Biến đổi khí hậu góp phần làm tăng tần xuất xuất hiện và cường độ của các thảm họa thiên nhiên, điển hình là trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, các cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe con người như tử vong, mất tích, chấn thương, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần nghiêm trọng…
- Ngoài những tác động trực tiếp đến sức khoẻ, con người đã, đang và sẽ phải hứng chịu nhiều gánh nặng bệnh tật khác do những thay đổi môi trường dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đó là:
+ Tình trạng dinh dưỡng bị tác động: những thay đổi của môi trường do biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng… gây nên tình trạng khan hiếm nước, mặn hóa diện tích đất nông nghiệp, sâu bệnh, thất thu mùa màng, mất sinh kế, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh đường hô hấp. Hậu quả đối với sức khỏe là thiếu đói và cuối cùng là tình trạng suy dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
+ Biến đổi khí hậu làm tăng bệnh tật liên quan đến an toàn thực phẩm: Biến đổi khí hậu làm thời tiết trở nên ấm áp hơn, mùa đông đỡ lạnh hơn, là điều kiện thuận lợi cho ruồi, gián và các véc tơ truyền bệnh qua thực phẩm khác sinh sôi phát triển mở rộng phạm vi sống và thời gian lưu hành truyền bệnh trong năm. Liên quan chặt chẽ tới sự thay đổi này là sự gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella. Mặt khác, khi nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu thì số ca ngộ độc thực phẩm do ăn phải các loại hải sản sò, hàu… chứa độc tố của các loài tảo biển độc gia tăng, đây là những loài tảo có đặc điểm phát triển mạnh khi nước biển ấm lên, sản sinh ra lượng chất độc lớn thấm nhiễm vào các loài động vật biển.
+ Bệnh tật liên quan đến nước tăng: Biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa có thể dẫn tới khô hạn, thiếu nước sinh hoạt, ăn uống khiến con người phải đối mặt các bệnh liên quan đến dùng nước bị nhiễm bẩn hoặc thiếu nước như sỏi thận, viêm da, đau mắt, tử vong… Hoặc sự gia tăng của bệnh ỉa chảy và các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh kém do ngập, lụt làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
+ Với các bệnh liên quan đến chất lượng không khí: Các mô hình thời tiết đặc thù của biến đổi khí hậu làm tăng thúc đẩy quá trình hình thành một số chất ô nhiễm không khí khiến hàm lượng các chất đó trong không khí trở nên rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một trong các khí đó, có thể kể đến là khí ozon ở tầng đối lưu (tầng sát mặt đất), hay còn gọi là khói mù, là nguyên nhân gây kích ứng hệ hô hấp, làm giảm chức năng phổi, khiến bệnh hen trở lên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp… Các chất hạt mịn hay còn gọi là bụi mịn (PM) là một trong những chất ô nhiễm không khí thay đổi theo sự biến đổi của khí hậu. Với loại PM có kích thước siêu nhỏ, có khả năng vượt qua tất cả các hàng rào ngăn bụi để đi sâu vào hệ hô hấp, thậm chí vào máu và nó có thể tác động đến cấu trúc DNA gây đột biến gen… PM gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người còn hơn cả ozon, nó làm tăng cả tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong các cộng đồng dân cư.
- Ngoài ra dưới tác động của biến đổi khí hậu, các vụ cháy rừng lớn có xu hướng tăng cả về tần suất và mức độ nguy hiểm. Hậu quả là các chất khí độc hại, các chất ô nhiễm dạng hạt từ các vụ cháy thải vào khí quyển quá nhiều, góp phần làm tăng đột biến số ca mắc bệnh đường hô hấp cấp tính và mạn tính như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
+ Các bệnh do véc tơ và gặm nhấm truyền và một số bệnh truyền nhiễm khác: Nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu làm mở rộng các vùng có nhiệt độ mùa đông tăng, cùng sự thay đổi về lượng mưa gây ngập lụt, là điều kiện thuận lợi cho các véc tơ như ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve, các loài gặm nhấm sinh sôi, phát triển gia tăng cả về số lượng và phạm vi lưu hành, dẫn tới khuynh hướng gia tăng các bệnh liên quan đến các véc tơ truyền bệnh trên như: bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, dịch hạch…
+ Tác hại của bức xạ tia cực tím đối với sức khỏe: Trong khi khí ozon ở tầng đối lưu gây hại cho sức khỏe con người, thì lớp ozon ở tầng bình lưu lại có tác dụng ngăn chặn bức xạ cực tím không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất. Sự suy giảm ozon ở tầng bình lưu sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn. Biến đổi khí hậu làm thay đổi sự phơi nhiễm của con người với tia bức xạ cực tím do làm thay đổi sự phân bổ của các đám mây góp phần tăng phơi nhiễm của con người với tia bức xạ cực tím ở một số khu vực, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe như: đục thủy tinh thể, ung thư da, cháy nắng, giảm miễn dịch của cơ thể với một số loại vắc xin…
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây