Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Hoạt động 1: Nhận diện một số vấn đề thường nảy sinh trong gia đình.
- Ở gia đình em đã từng nảy sinh những vấn đề nào dưới đây?
+ Mọi người không hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau.
+ Anh, chị, em tị nạnh nhau làm việc nhà.
+ Bố mẹ ít quan tâm đến con.
+ Con chưa tự giác làm việc nhà.
VD: Ở gia đình em đã từng nảy sinh những vấn đề:
+ Mọi người không hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau.
+ Anh, chị, em tị nạnh nhau làm việc nhà.
+ Con chưa tự giác làm việc nhà.
- Ngoài những vấn đề kể trên, gia đình em còn có những vấn đề nào khác?
VD: Ngoài những vấn đề kể trên, gia đình em còn có vấn đề: Cha mẹ và con cái không có tiếng nói chung.
- Gia đình em đã giải quyết vấn đề nảy sinh như thế nào?
VD: Gia đình em đã giải quyết bằng cách cùng nhau ngồi lại nói chuyện trên tinh thần dân chủ, tích cực, tôn trọng để cả hai bên hiểu nhau và cùng đi đến cách làm tốt nhất, hợp lí nhất.
Hoạt động 2: Xác định những điều nên, không nên khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
Thảo luận để xác định những điều nên và không nên làm khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
Gợi ý:
Nên làm | Không nên làm |
- Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau. - Cùng nhau lắng nghe, nói chuyện để hiểu vấn đề. - Tôn trọng ý kiến của mỗi người. ... | - Quát mắng, tranh cãi gay gắt. - Không chịu lắng nghe, chỉ cãi nhau cho bằng thắng. - Đàn áp, không coi trọng ý kiến người khác vì cho rằng người khác không biết gì. ... |
Hoạt động 3: Xử lý tình huống nảy sinh trong gia đình.
Thảo luận, đóng vai xử lí các tình huống sau:
- Tình huống 1: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên lơ là học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?
VD: Nếu là Tùng em sẽ nói chuyện với em trai về việc em đã dành quá nhiều thời gian chơi game. Việc này khiến cho kết quả học tập bị giảm sút và việc nhà thì trì trệ. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy, em sẽ khiến bố mẹ và thầy cô phiền lòng. Em sẽ khuyên em trai chơi điện tử trong một thời gian cố định để còn có thời gian làm việc khác.
- Tình huống 2: Nhà Hùng có hai anh em. Hùng là anh được giao việc nhà nhiều hơn em Hoa nên Hùng thấy ấm ức, bực tức vì cho rằng bố mẹ chiều và thiên vị em Hoa. Nếu là bạn của Hùng, em đã khuyên Hùng điều gì?
VD: Nếu em là bạn Hùng, em sẽ khuyên Hùng không nên tị nạnh chuyện việc nhà với em Hoa. Vì Hùng là con trưởng, lại là con trai nên Hùng trưởng thành hơn, sức khỏe cũng tốt hơn nên việc bố mẹ giao nhiều việc hơn là chuyện bình thường và bố mẹ không hề thiên vị Hoa. Nếu có vấn đề gì thì Hùng có thể nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ.
- Tình huống 3: Hương thích mặc quần áo đẹp. Hương luôn bực tức, giận dỗi với bố mẹ mỗi khi bố mẹ không mua quần áo, giày dép mới cho Hương. Nếu là bạn của Hương, em sẽ khuyên Hương gì?
VD: Nếu là bạn của Hương, em sẽ khuyên Hương không nên giận dỗi bố mẹ. Vì bố mẹ chỉ có thể mua cho Hương giày dép, quần áo khi số tiền cho phép bởi còn rất nhiều khoản chi tiêu mà bố mẹ cần lo. Nếu Hương đòi hỏi nhiều quá, bố mẹ sẽ rất vất vả và buồn phiền.
Hãy hành động
- Thường xuyên trao đổi để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
- Lắng nghe tích cực ý kiến của các thành viên trong gia đình và cùng nhau tìm cách giải quyết phù hợp.
- Thực hiện lời nói, hành vi tích cực khi tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây