Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Điều kiện tự nhiên
- Vào thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang (còn gọi là Dương Tử).
- Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Vì thế, từ rất sớm, những nhà nước cổ đại đầu tiên đã ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, tiếp đó là ở hạ lưu Trường Giang.
2. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
- Quá trình thống nhất:
+ Từ khoảng thiên niên kỉ III đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhà Hạ, Thương, Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc.
+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nhà nước ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau, sử sách gọi là thời Xuân Thu - Chiến Quốc.
+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.
- Xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng:
+ Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật trong cả nước.
+ Xã hội phong kiến Trung Quốc bắt đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng với sự ra đời của hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Năm 206 TCN, Lưu Bang lật đổ nhà Tần, lập ra nhà Hán.
3. Trung Quốc nhà Hán đến nhà Tùy
Từ nhà Hán (206 TCN - 220) đến nhà Tùy (581 - 618), lịch sử Trung Quốc trải qua các thời kì: Tam Quốc (220 - 280), nhà Tấn (280 - 420), Nam - Bắc Triều (420 - 581).
4. Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc
- Tư tưởng:
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc có nhiều học thuyết tư tưởng chính trị và triết học, nổi bật nhất là bốn phái: Nho gia (Khổng Tử), Pháp gia (Hàn Phi Tử), Đạo gia (Lão Tử), Mặc Gia (Mặc Tử).
- Chữ viết:
Người Trung Quốc sử dụng chữ tượng hình, khắc chữ trên mai rùa, thẻ tre, gỗ.
- Văn học:
Thành tựu văn học nổi bật thời Xuân Thu là Kinh Thi, thời Chiến Quốc là Sở Tử.
- Y học:
Người Trung Quốc xưa đã biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuộc chữa bệnh. Một số danh y nổi tiếng như Biển Thước, Hoa Đà...
! Thần y Hoa Đà là người đầu tiên phẫu thuật gây mê.
- Kĩ thuật:
Người Trung Quốc đã đặt nền tảng cho các phát minh quan trọng về kĩ thuật như làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...
- Kiến trúc:
Vạn Lí Trường Thành được xem như biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.
! Vạn Lí Trường Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1987.
1. Điều kiện tự nhiên
Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp nên từ rất sớm các nhà nước cổ đại Trung Quốc đã ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, sau đó là ở hạ Lưu Trường Giang.
2. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
Sau nhà Hạ, Thương, Chu, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc Xuân Thu - Chiến Quốc. Đến năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, xã hội phong kiến Trung Quốc bước đầu được hình thành từ đây.
3. Trung Quốc từ thời nhà Hán đến nhà Tùy
Từ nhà Hán (206 TCN - 220) đến nhà Tùy (581 - 618), lịch sử Trung Quốc trải qua các thời kì: Tam Quốc (220 - 280), nhà Tấn (280 - 420), Nam - Bắc Triều (420 - 581).
4. Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc
Trung Quốc thời cổ đại đến thế kỉ VII đạt nhiều thành tựu văn minh rực rỡ trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, sử học, y học, kĩ thuật, kiến trúc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây