Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 3. TRUNG QUỐC
I. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược (đọc thêm)
* Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược
- Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
- Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
- Chế độ phong kiến Mãn Thanh đang suy yếu.
* Quá trình đế quốc xâm lược Trung Quốc
- Thế kỉ XVIII các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, cắt đất.
- Đi đầu là thực dân Anh:
+ Anh thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện” (6/1840 – 8/1842).
+ Chúng đã buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh Năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi (bồi thường chiến phí, nhượng Hồng Kông , mở 5 cửa biển…).
- Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc:
+ Đức chiếm Sơn Đông.
+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây,Quảng Đông.
+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
* Hậu quả: xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản:
+ Nhân dân Trung Quốc với đế quốc.
+ Nông dân với phong kiến.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
1. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc
- Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, nổ ra ngày 1/1/1851 tại thôn Kim Điền (Quảng Tây) sau đó lan rộng khắp cả nước. Cuộc khởi nghĩa kéo dài được 14 năm (1851-1864). Năm 1864, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn
- Lực lượng: Nông dân
- Chính sách thi hành: bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ,…
- Tính chất: là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh.
2. Phong trào Duy Tân 1898
- Trong bối cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số nhân vật tiến bộ thuộc giới sĩ phu Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách chính trị, thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến như Minh Trị ở Nhật. Đó là cuộc vận động Duy Tân năm Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo.
- Phong trào được vua Quang Tự ủng hộ kéo dài hơn 100 ngày cuối cùng thất bại vì phái thủ cựu trong triều đình nhà Thanh do Thái hậu Từ Hi đứng đầu làm cuộc chính biến, những người lãnh đạo phái Duy Tân, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải trốn ra nước ngoài.
- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
- Lực lượng: quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự.
- Tính chất: Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, chỉ tồn tại 100 ngày.
- Hạn chế: Phong trào chỉ phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào nhân dân do đó thất bại nhanh chóng.
- Mặc dù thất bại, phong trào vẫn là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm lung lay nền tảng của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc
3. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hòa đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc bủng nổ ở Sơn Đông, lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Đế quốc đã thành lập liên quân 8 nước tiến đánh Bắc Kinh, ngày 14/8/1900, Bắc Kinh thất thủ.
- Lực lượng tham gia: Nông dân.
- Kết quả: bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại.
- Tính chất: là phong trào yêu nước chống đế quốc, đã giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
- Hạn chế: thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.
- Nguyên nhân thất bại
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo.
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp.
III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
1. Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội
- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỷ XIX và lớn mạnh lên rất nhiều vào đầu thế kỷ XX. Do bị tư sản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm, giai cấp tư sản Trung Quốc đã tập hợp lực lượng và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội- chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
- Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn
- Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất, bình quân địa quyền
- Lực lượng: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
- Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
2. Cách mạng Tân Hợi 1911
* Nguyên nhân
+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến.
+ Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911 do Đồng minh hội phát động, sau đố nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
+ Ngày 19/12/1911, Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với Viên Thế Khải (Đại thần nhà Thanh), đế quốc can thiệp.
+ Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Đại Tổng thống, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền, cách mạng đến đây chấm dứt.
* Tính chất - ý nghĩa
- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản Trung Quốc phát triển.
* Hạn chế
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến .
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây