Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Vương quốc Cam-pu-chia
- Đất nước Cam-pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, và là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á. Địa bàn sinh sống ban đầu là phía Bắc nước Cam-pu-chia ngày nay, trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công.
- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ–me được hình thành, gọi là nước Chân Lạp.
- Thế kỷ IX đến XV là hời kỳ phát triển của vương quốc Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co huy hoàng. Họ quần cử ở bắc Biển Hồ, kinh đô Ăng-co được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ.
- Biểu hiện phát triển thịnh đạt:
+ Về kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài ra, còn biết đánh cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thủy sản và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp cũng khá phát triển, có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đá trang sức, chạm khắc trên đá…
+ Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.
+ Văn hóa: Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.
+ Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
- Các vua Cam-pu-chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bền ngoài. Trong các thế kỷ X-XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh nhất và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
- Cuối thế kỷ XIII, đế quốc Khơ-me suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me bỏ kinh đô Ăng co, lui về phía cư trú ở phía nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).
- Năm 1863, Cam-pu-chia bị Pháp xâm lược.
* Văn hóa:
- Người Khơ-me tạo chữ viết riêng từ chữ Phạn của Ấn Độ.
- Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.
- Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo: quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
2. Vương quốc Lào
- Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hoá đồ đá, đồ đồng.
- Đến thế kỉ XIII nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hoà hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.
- Năm 1353 Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào, lập nước Lan Xang (Triệu Voi).
- Từ thế kỉ XV – XVII, Lan Xang phát triển thịnh vượng, đặc biệt dưới thời vua Xu-li-nha Vông-xa.
- Những biểu hiện của sự phát triển:
+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
+ Đất nước có nhiều sản vật quý, cung cấp cho nền kinh tế những mặt hàng để trao đổi, buôn bán với các nước khác trong đó có người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo.
+ Giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
*Văn hoá:
- Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của minh trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
- Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú hồn nhiên.
- Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
=> Nền văn hoá truyền thống: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây