Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884
Thời gian | Quá trình xâm lược của thực dân Pháp | Cuộc đấu tranh của nhân dân ta |
1/9/1858 | Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam | Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt |
2/1859 | Pháp kéo vào Gia Định | - Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã - Nhân dân chủ động đánh giặc |
24/2/1861 | - Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa - Sau đó Pháp chiếm Định Tường - Biên hòa - Vĩnh Long | - Nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đốt cháy tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) - 6/1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhân Tuất |
6/1867 | Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên | - Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị... |
20/11/1873 | Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất | - Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân triều đình đấu tranh - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất |
25/4/1882 | - Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai | - Hoàng Diệu lãnh đạo quân triều đình đấu tranh - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai |
18/8/1883 | Hạm đội Pháp đánh Thuận An | - Triều đình Huế đình chiến, kí với Pháp Hiệp ước là Hác-măng và Pa-tơ-nốt -> Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến |
2. Phong trào Cần vương (1885 - 1896)
Thời gian | Sự kiện |
5/7/1885 | Cuộc phản công của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế |
13/7/1885 | Ra "chiếu Cần vương" |
1885 - 1888 | Phong trào Cần vương có vua |
1888 - 1896 | Phong trào Cần vương không có vua |
3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)
Thời gian | Sự kiện |
1905 - 1909 | Phong trào Đông Du |
1907 | Đông Kinh nghĩa thục |
1908 | Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì |
1911 | Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây