Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)
- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á đề trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa tư bản thực dân.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước ở châu Á.
- Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng. Tiêu biểu là cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và In-đô-nê-xia.
- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo. Các đảng cộng sản cũng lần lượt được thành lập ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.
II. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu
1. Cách mạng Trung Quốc
Thời gian | Sự kiện |
4/5/1919 | Phong trào Ngũ tứ |
7/1921 | Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập |
1926 - 1927 | Chiến tranh cách mạng |
1927 - 1937 | Nội chiến cách mạng |
7/1937 | Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật Bản xâm lược |
2. Cách mạng Ấn Độ
- Ở Ấn Độ đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.
- Đảng Quốc đại dưới sự lãnh đạo của Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
3. Cách mạng In-đô-nê-xi-a
- Trong những năm 1926 - 1927, khởi nghĩa bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh đạo của Đảng Dân tộc đứng đầu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây