Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Câu 1: Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?
Trả lời:
+ Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở miền Đông châu Phi, đảo Gia-va, gần thành Bắc Kinh.
+ Việt Nam cũng tìm thấy dấu tích người nguyên thủy (Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai).
Câu 2: Người tối cổ chuyển thành người tinh khôn vào khoảng thời gian nào? Vì sao có được quá trình đó?
Trả lời:
Người tối cổ chuyển thành người tinh khôn vào khoảng 4 vạn năm trước đây, có quá trình đó là nhờ lao động sản xuất.
Câu 3: Những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thuỷ?
Trả lời:
* Về con người (cấu tạo cơ thể):
- Người tối cổ: Đứng thẳng đi bằng hai chân, hai chi trước, biết cầm nắm, thể tích hộp sọ\(\left(850-1100cm^3\right)\), trán thấp, bật ra sau, mày nhô cao, xương hàm choài ra phía trước, trên người còn phủ một lớp lông.
- Người tinh khôn: Giống như người ngày nay, thể tích hộp sọ \(\left(1450cm^3\right)\), xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo, cơ thể nhỏ, gọn, linh hoạt.
* Về công cụ sản xuất:
- Người tối cổ chỉ biết chế tạo công cụ lao động rất thô sơ (ghè đá-đá cũ), công cụ bằng gỗ, tre.
- Người tinh khôn biết mài, cưa, khoan, đục đá (đá mới), biết sử dụng nhiều nguyên liệu để làm công cụ sản xuất (cuối thời nguyên thủy, xuất hiện công cụ bằng kim loại), tạo ra nhiều loại công cụ lao động sắc bén, dễ làm, năng suất cao, cuộc sống ổn định.
* Về tổ chức xã hội:
- Người tối cổ sống thành từng bầy, trong hang động, mái đá (Bầy người nguyên thủy - tổ chức sơ khai của con người).
- Người tinh khôn sống theo thị tộc (cùng dòng họ, có người đứng đầu, có sự phân công lao động), biết làm nhà để ở.
Câu 4: Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
Trả lời:
* Ở phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
* Ở Phương Tây: Hy Lạp và Rô-ma.
Câu 5: Nêu tên các tầng lớp xã hội chính thời cổ đại?
Trả lời:
* Phương Đông: Có 3 tầng lớp:
+ Quý tộc: vua, quan.
+ Nông dân công xã: lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội.
+ Nô lệ: Chủ yếu phục vụ vua quan, quý tộc.
* Phương Tây: Có 2 tầng lớp:
+ Chủ nô.
+ Nô lệ: lực lượng sản xuất đông đảo nuôi sống xã hội.
Câu 6: Thời cổ đại có các loại nhà nước nào?
Trả lời:
* Ở Phương Đông: Nhà nước do vua chuyên chế đứng đầu, nắm quyền hành cao nhất trong mọi công việc, theo chế độ cha truyền con nối, hay thường gọi là quân chủ (Ai Cập, Trung Quốc).
* Ở Phương Tây: Nhà nước dân chủ chủ nô, điểu hình là nhà nước Aten, có "Hội đồng 500" quyết định mọi việc. Riêng ở Rô-ma, quyền lãnh đạo đất nước đổi dần từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ V theo thể chế quân chủ, đứng đầu là vua.
Câu 7: Điểm khác nhau về nhà nước giữa các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây?
Trả lời:
- Ở Phương Đông, nhà nước chuyên chế do vua đứng đầu, còn gọi là nhà nước quân chủ. Vua có quyền hành cao nhất trong mọi công việc từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội và được cha truyền con nối.
- Ở Phương Tây: người dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định, được gọi là nhà nước dân chủ chủ nô.
Câu 8: Những thành tựu văn hoá thời cổ đại?
Trả lời:
*Phương Đông:
- Tri thức về thiên văn.
- Làm ra lịch (âm lịch).
- Hệ thống chữ (chữ tượng hình).
- Có những phép tính về toán học, hình học.
- Nhiều công trình kiến trúc: Kim Tự Tháp, thành Ba-bi-lon.
*Phương Tây:
- Sáng tạo ra lịch (dương lịch).
- Hệ chữ cái A, B, C.
- Có nhiều thành tựu cơ bản về khoa học: Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sử học, Văn học, Sinh học… đạt nhiều thành tựu.
- Có nhiều công trình kiến trúc quý giá như: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li- dê, tượng lực sĩ ném đĩa…
Câu 9: Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là thành tựu nào? Vì sao?
Trả lời:
Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là chữ viết bởi vì chữ viết là biểu hiện của thành tựu văn minh. Nhờ có chữ viết mà thành tựu văn hóa của loài người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Chữ viết và chữ số: chữ tượng hình (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc). Người Ấn Độ sáng tạo ra hệ thống chữ số và số 0.
- Thiên văn và lịch: Ra đời do nhu cầu sản xuất. Con người sáng tạo ra lịch, sau này phát triển thành âm lịch (tính tháng theo mặt trăng, tính năm theo mặt trời). Tuy nhiên, thời đó con người cho rằng trái đất là trung tâm nên mặt trời quay quanh trái đất.
- Kiến trúc, điêu khắc, toán học: Người Ai Cập giỏi hình học, người Lưỡng Hà giỏi số học.
- Những công trình kiến trúc đồ sộ, trở thành kì quan của thế giới cổ đại: Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Ba-bi-lon....
Câu 10: Thử đánh giá những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại?
Trả lời:
+ Những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại đã nói lên được tài năng và sự phát triển của trình độ trí tuệ con người. Không những để phục vụ cuộc sống của họ mà còn làm cho sự phát triển của sản xuất, khoa học công nghệ sau này.
+ Những thành tựu đó tạo ra cơ sở cho ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. Chúng ta còn sử dụng và phát triển cao hơn, vừa tạo ra những công trình, những kỳ quan để phục vụ cho ngày nay.
+ Những thành tựu đó đã nói lên khả năng vĩ đại của con người.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây