Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
KINH TẾ (TIẾT 2)
I. Khái quát
- Công cuộc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
- TQ thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.
- Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
- Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
- Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.
- Công nghiệp hóa nông thôn.
2. Nông nghiệp
- Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
- Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
- Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người thấp.
- Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
- Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
- Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.
III. Quan hệ Trung - Việt
Trung - Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.
Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây