Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 2 – DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
1.Số dân
Việt Nam là quốc gia đông dân ( trên 91 triệu người - năm 2015 ), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở châu Á và thứ 14 trên thế giới.
→Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Với dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào. Đồng thời đây còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
2. Gia tăng dân số
- Hiện tượng "bùng nổ dân số" ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng lên khoảng một triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng và giữa thành thị với nông thôn.
3.Cơ cấu dân số
a,Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao trong một thời gian dài nên nước ta có cơ cấu dân số trẻ, tuy nhiên nước ta đang dần bước vào thời kì "dân số vàng". Đây là một cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế.
- Dân số ở nhóm tuổi 0 - 14 chiếm tỉ lệ cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân trong tương lai này.
b, Cơ cấu dân số theo giới tính
- Ở nước ta, tỉ số giới tính của dân số đang thay đổi. Tác động của chiến tranh kéo dài làm cho tỉ số giới tính mất cân đối (năm 1979 là 94,2). Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Hiện nay, tỉ số nam giới đang ngày càng đông hơn nữ giới dẫn tới một số vấn đề bất cập trong xã
- Tỉ số giới tính ở các địa phương còn có sự khác nhau và chịu ảnh hưởng của hiện tượng chuyển cư.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây