Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nếu có lỗi chính tả, các em hãy nhấn nút BÁO LỖI , giáo viên sẽ xử lí và cộng vip cho các em
1. Sự đa dạng của các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác biệt nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
- Hệ sinh thái trên cạn:
+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim …).
+ Hệ sinh thái thảo nguyên.
+ Các hệ sinh thái hoang mạc.
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
+ Hệ sinh thái núi đá vôi.
- Hệ sinh thái dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn: hệ sinh thái vùng biển khơi, các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven bờ, …).
+ Hệ sinh thái nước ngọt: các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy), hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng).
2. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Rừng ở Việt Nam chiếm một diện tích khá lớn và gồm nhiều loại rừng như rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa, …
- Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước:
+ Cây rừng cản nước mưa làm cho nước ngấm vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô giúp bảo vệ được nguồn nước ngầm.
+ Khi nước chảy trên mặt đất, được các gốc cây cản nên chảy chậm lại giúp chống xói mòn đất.
Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng và hiệu quả
Biện pháp | Hiệu quả |
1. Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp | Hạn chế mức độ khai thác tối đa nhằm giảm mức độ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. |
2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia | Góp phần bảo vệ hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen quý hiếm. |
3. Trồng rừng | Chống xói mòn đất, phủ xanh đất trồng đồi chọc. |
4. Phòng cháy rừng | Bảo vệ tài nguyên rừng. |
5. Vận động dân tộc ít người định canh, định cư | Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế việc chặt phá rừng nhất là rừng đầu nguồn. |
6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt rừng | Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức cho phép. |
7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng | Giúp cho toàn dân tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng. |
3. Bảo vệ hệ sinh thái biển
- Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất.
- Các loài động vật trong hệ sinh thái biến rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người.
- Hiện nay, mức độ khai thác nguồn tài nguyên này quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Một số loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và các biện pháp bảo vệ.
Tình huống | Biện pháp |
1. Loài rùa biển đang bị săn lùng khai thác làm đồ mỹ nghệ cao cấp, số lượng rùa còn lại rất ít, rùa thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào? | - Tuyên truyền, vận động mọi người không đánh bắt rùa biển. - Bảo vệ các bãi cát là nơi đẻ của rùa. - Xây dựng các khu bảo tồn loài rùa biển quý. |
2. Rừng ngập mặn là nơi sống của ấu trùng tôm và cua biển con, nhưng diện tích rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp dần, ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giống cua biển? | - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ rừng ngập mặn và trồng lại rừng ngập mặn đã mất. |
3. Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật theo các dòng sông chảy từ đất liền ra biển, chúng ta cần làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễm. | - Hạn chế xử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, bỏ rác đúng nơi quy định. - Xử lí nước thải trước khi đổ ra sống, suối. |
4. Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày “làm sạch biển”, theo em tác dụng của hoạt động ý nghĩa này? | - Giúp làm sạch bãi biển, nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của mọi người. |
4. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.
Một số hệ sinh thái nông nghiệp ở nước ta
Các vùng hệ sinh thái nông nghiệp | Các loại cây trồng chủ yếu |
Vùng núi phía Bắc | - Cây công nghiệp như quế, hồi. - Cây lương thực như lúa nương trồng trên các vùng đất dốc. |
Vùng Trung du phía Bắc | - Chè |
Vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng | - Lúa nước |
Vùng Tây nguyên | - Cà phê, cao su, chè |
Vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long | - Lúa nước |
- Nước ta có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp phân bố ở các điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam.
- Cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao. Đảm bảo cho sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây