Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật.
1. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể hình ống, dài khoảng 25cm.
+ Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong.
+ Con cái: to, dài.
- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ.
2. Cấu tạo trong và di chuyển
* Cấu tạo trong:
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển.
- Có khoang cơ thể chưa chính thức:
+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn.
+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc.
* Di chuyển:
- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế.
- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh.
3. Dinh dưỡng
- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn.
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.
\(\rightarrow\) Nhờ đặc điểm đầu nhọn và có khả năng di chuyển (cong, duỗi cơ thể), giun đũa chui được vào ống mật, gây tắc ống mật.
4. Sinh sản
* Cơ quan sinh sản:
- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống.
+ Con đực: 1 ống.
+ Con cái: 2 ống.
- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người.
* Vòng đời giun đũa
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi, …), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi, mật rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy.
\(\rightarrow\)Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống để ngăn chặn con đường xâm nhập của giun vào trong cơ thể. Tẩy giun định kì để diệt giun đũa, hạn chế số lượng trứng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây