Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Lũy thừa với số mũ nguyên dương
Khái niệm:
Cho \(n\) là số nguyên dương, với \(a\) là số thực bất kì, khi đó lũy thừa bậc \(n\) của \(a\) là tích của \(n\) thừa số \(a\).
$a^{n}=\underbrace{a.a....a}_{n\text{ thừa số }a}$
Trong biểu thức \(a^n\) ta gọi \(a\) là cơ số và \(n\) là số mũ.
2. Lũy thừa với số mũ 0. Lũy thừa với số mũ nguyên âm
Khái niệm
Với \(a\ne0\) ta có \(a^0=1;a^{-n}=\dfrac{1}{a^n},n\inℤ^+\).
Chú ý:
\(0^0;0^{-n}\) không có nghĩa.
3. Lũy thừa với số mũ hữu tỉ
Định nghĩa
Cho $a$ là số thực dương và số hữu tỉ \(r=\dfrac{m}{n}\), trong đó \(m\inℤ;n\inℤ,n\ge2\). Lũy thừa của $a$ với số mũ $r$ là số \(a^r\) xác định bởi \(a^r=a^{\dfrac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^m}\).
Đặc biệt
\(a^{\dfrac{1}{n}}=\sqrt[n]{a}\), với \(a>0,n\ge2\)
4. Lũy thừa với số mũ vô tỉ
Định nghĩa
Cho $a$ là số thực dương và $\alpha$ là số vô tỉ. Gọi \(\left(r_n\right)\) là dãy hữu tỉ sao cho \(\lim\limits_{n\rightarrow+\infty}r_n\rightarrow\alpha\). Khi đó giới hạn của dãy số \(\left(a^{r_n}\right)\) là lũy thừa của $a$ với mũ \(\alpha\), kí hiệu \(a^{\alpha}\)
\(a^{\alpha}=\lim\limits_{n\rightarrow+\infty}a^{r_n}\) với \(\lim\limits_{n\rightarrow+\infty}r_n\rightarrow\alpha\).
Chú ý
\(1^{\alpha}=1\left(\alpha\inℝ\right)\).
5. Căn bậc $n$
Khái niệm
Với $n$ nguyên dương, $n \geq 2$. Số $a$ được gọi là căn bậc $n$ của số thực $b$ nếu $a^n=b$.
Điều kiện tồn tại căn bậc $n$ của một số
- Với $n$ lẻ và $b\in\mathbb{R}$: có một căn bậc $n$ của $b$, kí hiệu là \(\sqrt[n]{b}\);
- Với $n$ chẵn
- $b<0$: không tồn tại căn bậc $n$ của $b$;
- $b=0$: có một căn bậc $n$ là $0$;
- $b>0$: tồn tại 2 căn trái dấu là \(\sqrt[n]{b}\) và \(-\sqrt[n]{b}\).
6. Tính chất của lũy thừa với số mũ thực
Tính chất
Cho $a, b$ là các số thực dương và $m, n$ là những số thực tùy ý. Khi đó:
- \(a^m.a^n=a^{m+n}\);
- \(\dfrac{a^m}{a^n}=a^{m-n}\);
- \(\left(a^m\right)^n=a^{m.n}\);
- \(\left(ab\right)^n=a^n.b^n\);
- \(\left(\dfrac{a}{b}\right)^m=\dfrac{a^m}{b^m}\).
So sánh
- Nếu $a>1$ thì \(a^m>a^n\Leftrightarrow m>n\).
- Nếu $a<1$ thì \(a^m>a^n\Leftrightarrow m< n\).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây