Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật
(Thực hành viết)
Dựa vào kết quả tìm ý và sắp xếp ý ở tiết trước, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
Bài viết tham khảo 1: Cảm nghĩ về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là về tính cách của bạn. Dù trong bài thơ không có chi tiết miêu tả cụ thể về ngoại hình của bạn, nhưng qua cách bạn nhỏ trò chuyện và bày tỏ về đam mê của mình, em hình dung đây là một bạn nhỏ rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và hoạt bát. Bạn ấy là người thích di chuyển, khám phá, đi đến những vùng đất mới. Bạn mong ước được đi đến mọi miền của Tổ quốc: miền trung du, vùng đất đỏ, nơi đại ngàn,... Thế nhưng, dù là "tuổi đi", ham du ngoạn và thăm thú mọi nơi, nhưng bạn nhỏ vẫn dành cho mẹ tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc chứ không vì sở thích của mình mà bỏ quên những người thân yêu. Trong khổ thơ cuối, bạn nhỏ an ủi mẹ đừng buồn, vì dù bạn nhỏ ở bất cứ nơi đâu, dù xa xôi thế nào, bạn cũng sẽ luôn nhớ về mẹ, tìm đường trở về với mẹ. Bạn nhỏ đã biết cân bằng giữa sở thích, đam mê của mình với tình yêu thương, lòng hiếu thảo dành cho mẹ. Đây là một điều rất ý nghĩa và đáng học tập. "Tuổi Ngựa" là một bài thơ ý nghĩa và sâu sắc. Tình thương yêu mẹ hiền hòa với khát vọng lên đường của trẻ thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp.
Bài viết tham khảo 2: Cảm nghĩ về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
Bài viết tham khảo 3: Cảm nghĩ về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.
Bạn nhỏ Thi Ca trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ trong em. Bạn có ngoại hình rất dễ thương khi sở hữu mái tóc xù lông nhím - mái tóc đã khiến cho Minh tò mò. Thi Ca còn có một điểm khác với đa số chúng ta, đó là viết bằng tay trái. Việc Thi Ca viết bằng tay trái vô tình đã gây ra những phiền toái cho Minh vì trong khi viết, cùi chỏ của Thi Ca thường đụng vào Minh và khiến cho chữ của cậu bị chồm lên, rớt khỏi dòng. Và rồi, Minh lấy phấn kẻ chia đôi mặt bàn, tạo ra ranh giới giữa hai bạn nhỏ và không cho Thi Ca vượt qua ranh giới đó. Hành động của Minh khiến cô bé Thi Ca buồn. Có lẽ, cô bé cũng ái ngại về hành động của mình, nên chẳng phản đối gì và vạch phấn cứ thế tồn tại trên bàn hết một tuần. Nhưng rồi một ngày không thấy Thi Ca tới lớp. Thì ra, cô bé phải đi chữa cánh tay phải. Thì ra, đó chính là lí do khiến cô bé phải viết tay trái và luôn giấu tay phải trong hộc bàn. Tội nghiệp cho Thi Ca quá! Vậy mà lâu nay Minh hiểu lầm Thi Ca và còn ngăn bàn không cho Thi Ca để tay qua chỗ mình. Lẽ ra Minh cần tìm hiểu và thông cảm hơn cho Thi Ca vì ai trong số chúng ta cũng có những đặc điểm và hoàn cảnh riêng. Chúng ta cần tìm hiểu và thấu hiểu cho nhau để không xảy ra những hiểu lầm không đáng có.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây