Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập chương 1 SVIP
I. Hệ thống hoá kiến thức
II. Bài tập
Câu 1. Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô người ta thường bôi kem chống nẻ vào môi, gót chân để tránh bị nứt nẻ. Hãy giải thích cơ sở cho hiện tượng trên.
Trả lời: Trong kem chống nẻ có chứa thành phần có bản chất là lipid không thấm nước, do đó khi sử dụng sẽ hạn chế được quá trình mất nước qua da, làm da không bị khô và bị nứt nẻ.
Câu 2. Một bạn học sinh phát biểu rằng: "Nếu không có nước sẽ không có sự sống". Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Vì sao?
Trả lời: Ý kiến trên là đúng.
Vì nước có vai trò quan trọng đối với sự sống như: là thành phần chính cấu tạo nên tế bào, là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết, vừa là nguyên liệu vừa là môi trường cho nhiều phản ứng sinh hoá xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.
Ngoài ra, nước đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 3. Một nông dân nói rằng: "Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao hơn so với các loại thức ăn thông thường". Hãy giải thích hiện tượng trên.
Trả lời: Bã đậu hoặc khô dầu đậu tương là loại thức ăn có hàm lượng protein cao, khi sử dụng loại thức ăn đó làm tỉ lệ nạc tăng lên điều đó chứng tỏ protein có trong đậu tương đã được chuyển hoá thành protein trong cơ thể lợn.
Câu 4. Đối với các bệnh nhân tiêu chảy nặng, bác sĩ thường chỉ định truyền dịch cho họ. Dịch được truyền cho các bệnh nhân này có thành phần chủ yếu là gì? Việc truyền dịch có vai trò gì?
Trả lời: Dịch được truyền vào cơ thể bệnh nhân có thành phần chủ yếu là nước và các chất điện giải. Khi bị tiêu chảy nặng, cơ thể sẽ bị mất nhiều nước và chất điện giải, việc truyền dịch nhằm bù lại các chất này cho cơ thể để các hoạt động sống được duy trì ổn định.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây