Bài học cùng chủ đề
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật (phần 1)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật (phần 2)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật SVIP
I - Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
1. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, thức ăn, ... ảnh hưởng đến sinh sản của thực vật và động vật.
Ở thực vật, nhiệt độ, độ ẩm, gió ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt phấn, sự sinh trưởng của hạt phấn,...
Ví dụ:
- Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ quá thấp hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng; nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn không bình thường.
Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18 oC; khi nhiệt độ tăng quá 30 oC, mức sinh sản giảm xuống thậm chí dừng hẳn lại. |
- Yếu tố độ ẩm: Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm; độ ẩm quá cao, hạt phấn bị trôi.
- Yếu tố gió: Đối với cây thụ phấn nhờ gió, tốc độ gió vừa phải thuận lợi cho thụ phấn; gió to hạt phấn sẽ bị bay mất.
- Yếu tố thức ăn: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hàng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.
2. Yếu tố điều hoà sinh sản ở sinh vật
Hormone là yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản ở sinh vật. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mỗi loài có đặc điểm sinh sản khác nhau về độ tuổi sinh sản, mùa vụ sinh sản và trung bình số con trong một lứa đẻ, con người đã ứng dụng hormone vào điều khiển sinh sản ở vật nuôi và cây trồng.
Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do hormone điều hoà sinh sản. Ở thực vật có hormone kích thích sự nở hoa (hormone florigen). Ở động vật có hormone điều khiển sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
3. Yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật
Thực tế, con người đã chủ động tác động lên sinh vật một số yếu tố nhằm điều khiển sự sinh sản và đạt được mục đích mong muốn trong trồng trọt, chăn nuôi như tạo ra nhiều con giống trong thời gian ngắn; điều khiển thời gian ra hoa, khả năng đậu quả,...
|
|
II - Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn
Thụ phấn nhân tạo do con người thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao về tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả. Ở cà chua (vụ Xuân Hè), con người thụ phấn cho hoa ở các thời điểm chiếu sáng trong ngày cho tỉ lệ đậu quả khác nhau.
Trong chăn nuôi, con người thực hiện thụ tinh nhân tạo nhằm điều khiển số con sinh ra hoặc điều khiển giới tính của vật nuôi.
Điều khiển số con sinh ra:
Ở động vật, biện pháp thụ tinh nhân tạo thường được sử dụng nhằm tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa. Ví dụ: Con người chủ động sản xuất giống cá hồi bằng thụ tinh nhân tạo để tạo ra nguồn giống trong nuôi thương phẩm.
Điều khiển giới tính:
Trong chăn nuôi, muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa, cần tăng số lượng con cái. Muốn thu nhiều thịt, tơ tằm, ... cần tăng số con đực.
1. Yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật bao gồm: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, gió, ...; yếu tố bên trong cơ thể sinh vật như hormone, di truyền.
2. Hormone là yếu tố điều hoà sinh sản ở sinh vật, cụ thể hormone điều hoà sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
3. Dựa vào một số yếu tố như hormone và yếu tố môi trường, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản của sinh vật nhằm đạt được mục đích về năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng.
4. Con người đã sử dụng một số loại hormone sinh sản và điều chỉnh yếu tố môi trường nhằm điều khiển sinh sản ở sinh vật sinh sản hữu tính.
5. Trong chăn nuôi, sử dụng một số biện pháp điều khiển sinh sản để được đàn vật nuôi theo ý muốn như: điều khiển số con, điều khiển giới tính, ...
6. Trong trồng trọt, sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả sinh sản (tạo nhiều quả).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây