Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật SVIP
Hằng ngày, chúng ta cần phải ăn uống để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách nào mà cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể có hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn không? |
I - Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật
1. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật và người
Nhu cầu sử dụng nước của động vật là khác nhau tuỳ theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,...
|
|
|
Đối với cơ thể người, ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu về nước nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường cũng khác nhau.
|
|
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ,...
❓Em có biết
Các loài cá có uống nước hay không?
Các kết quả nghiên cứu cho thấy thực tế các loài cá dù sống trong môi trường nước nhưng chúng vẫn uống nước. Tuy nhiên nhu cầu nước của cá nước ngọt và cá nước mặn là khác nhau.
Các loài cá nước ngọt có nhu cầu rất thấp, chúng không chủ động uống nước mà thay vào đó sẽ hấp thụ nước qua mang và da; lượng nước thừa trong cơ thể được bài tiết qua nước tiểu.
Ngược lại, các loài cá nước mặn cần nhiều nước hơn vì trong môi trường nước biển chúng dễ bị mất nước. Do đó, các loài này chủ động lượng nước; sau đó loại bỏ muối thừa qua hoạt động bài tiết.
2. Tìm hiểu con đường trao đổi nước ở động vật và người
Ở động vật và người, nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống. Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hoá (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, một lượng nước cũng được bài tiết khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
Trong cơ thể người, nước chiếm khoảng 75 - 80% khối lượng cơ thể. Lượng nước bên trong cơ thể người được giữ ở mức ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy bào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể.
II - Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn ở động vật
Thức ăn đi vào trong cơ thể người bằng miệng. Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hoá, nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tuỵ) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan. Các chất thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.
III - Quá trình vận chuyển các chất ở động vật
1. Tìm hiểu quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu. Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, hormone, vitamin, muối khoáng,...
Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) và vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn).
Vòng tuần hoàn phổi: máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào thâm thất trái.
Vòng tuần hoàn các cơ quan: Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm, Các chất thải đước vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.
IV - Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn
1. Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con người
Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật và người bao gồm nhu cầu về chất và nhu cầu về năng lượng để cung cấp cho các quá trình chuyển hoá cơ bản cũng như các hoạt động sống của cơ thể. Ở người, các chất dinh dưỡng và năng lượng được cung cấp cho cơ thể thông qua thức ăn. Nhu cầu dinh dưỡng ở người có thể thay đổi theo từng cá thể, từng giai đoạn phát triển, thậm chí là từng ngày,...
Để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, cường độ hoạt động của cơ thể,... Sau khi xác dịnh được nhu cầu dinh dưỡng, người ta có thể xây dựng một khẩu phần ăn phù hợp với mỗi người. Nếu cung cấp quá thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây hại cho cơ thể (ví dụ: ăn quá nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc bệnh béo phì, chế độ ăn thiếu iodine làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ).
2. Tìm hiểu vấn đề vệ sinh ăn uống
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động sống của cư thể người. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là nguồn gây ra nhiều bệnh khác nhau cho người sử dụng nếu chúng bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Khi sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá, gây ung thư, vô sinh, ...; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
|
|
|
|
|
|
1. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật khác nhau tuỳ theo loài, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ.
2. Nước được cung cấp cho cơ thể động vật chủ yếu qua thức ăn và nước uống, thải ra khỏi cơ thể thông qua hô hấp, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
3. Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.
4. Con đường vận chuyển các chất trong ống tiêu hoá ở người: miệng ➞ thực quản ➞ dạ dày ➞ ruột non ➞ trực tràng ➞ hậu môn.
5. Nước, các chất dinh dưỡng, sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất,... được vận chuyển trong cơ thể động vật nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn.
6. Ở người, sự vận chuyển các chất được thực hiện thông qua vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn các cơ quan.
7. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lí, giới tính, hoạt động hằng ngày,... Để cơ thể hoạt động bình thường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn quá thừa hoặc quá thiếu các chất cần thiết.
8. Cần lựa chọn sử dụng các nguồn thực phẩm sạch, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo vệ sinh ăn uống, qua đó bảo vệ sực khoẻ con người.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây