Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chu kì tế bào và nguyên phân SVIP
I. Chu kì tế bào
- Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó chất di truyền được nhân đôi và các thành phần của tế bào được tổng hợp sau đó tế bào phân chia thành hai tế bào mới.
- Chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Thời gian và vận tốc phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của một cơ thể sinh vật là khác nhau.
- Các giai đoạn trong chu kì tế bào gồm:
Giai đoạn | Pha | Mô tả | |
Kì trung gian | Pha G1: Chuẩn bị nhân đôi DNA | Các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động sống của tế bào được tổng hợp. Khi tế bào tăng kích thước,
| |
Pha S: Nhân đôi | DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm hai chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng. | ||
Pha G2: Chuẩn bị phân bào | Tế bào tiếp tục tăng trưởng và tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M. | ||
Phân bào | Pha M | Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối | Tế bào ngừng tăng trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào phân chia tế bào. Trong pha này có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình phân bào. |
Phân chia tế bào chất |
II. Sinh sản tế bào theo cơ chế nguyên phân
1. Khái niệm sinh sản tế bào
- Sinh sản tế bào là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.
- Trong quá trình sinh sản tế bào, DNA được truyền chính xác từ thế hệ tế bào này cho thế hệ tế bào tiếp theo.
2. Cơ chế sinh sản tế bào - nguyên phân
Chu kì sinh sản của tế bào gồm các giai đoạn:
* Kì trung gian: nhiễm sắc thể nhân đôi chuẩn bị cho quá trình phân chia.
* Nguyên phân
- Phân chia nhân gồm các kì:
- Kì đầu: Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. Màng nhân và nhân con tiêu biến.
- Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Hai cromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: Nhiễm sắc thể dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại.
- Phân chia tế bào chất: thường diễn ra ở kì cuối, các bào quan trong tế bào được phân chia về hai tế bào con.
- Ở tế bào thực vật: hình thành vách ngăn phân chia thành hai tế bào.
- Ở tế bào động vật: màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành hai tế bào.
III. Ung thư và cách phòng tránh
1. Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ung thư
- Khi chu kì tế bào mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo khối u.
- Khối u có hai loại:
- Lành tính: tế bào không lan rộng đến vị trí khác.
- Ác tính: tế bào ung thư có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan xa.
⇒ Phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.
2. Tình hình ung thư ở Việt Nam
- Số người mắc bệnh ung thư có xu hướng gia tăng.
- Bệnh ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
3. Phòng tránh ung thư
Không hút thuốc lá | Thực hiện tiêm chủng | Phát động tuyên truyền |
Chế độ dinh dưỡng phù hợp | Chế độ tập luyện hợp lí | Bảo vệ môi trường sống |
1. Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần phân bào kế tiếp. Chu kì tế bào gồm bốn pha: pha chuẩn bị nhân đôi DNA (G), pha nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể (S), pha chuẩn bị cho phân bào (G), pha phân bào (M).
2. Sinh sản tế bào là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.
3. Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm các giai đoạn: kì trung gian, nguyên phân và phân chia tế bào chất. Trong đó, nguyên phân có các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
4. Khi chu kì tế bào mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, có thể tạo khối u. Khối u có hai loại: lành tính và ác tính.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây