Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường.
Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại.
1. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi,...
a. Nguyên nhân
- Ô nhiễm do thiên nhiên: cháy rừng, núi lửa gây ô nhiễm không khí,...
- Ô nhiễm do con người: khí thải do hoạt động giao thông vận tải; quá trình đốt nhiên liệu và sự rò rỉ, thất thoát khí độc; khí thải từ sinh hoạt, phát sinh từ đun nấu, lò sưởi,...
b. Tác hại của ô nhiễm không khí
2. Ô nhiễm môi trường nước
Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
a. Tác nhân gây ô nhiễm
b. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của động, thực vật.
3. Ô nhiễm môi trường đất
Là tất cả quá trình làm nhiễm bẩn đất, thay đổi lý tính, hóa tính tự nhiên và mất cân bằng hệ sinh thái đất.
a. Nguồn ô nhiễm
Nguồn gốc tự nhiên: hoạt động núi lửa, lũ lụt, ngập úng, ngập mặn do thủy triều.
Nguồn gốc do con người:
- Chất thải sinh hoạt.
- Chất thải do sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa,...
- Chất thải nông nghiệp: phân bón, chất bảo vệ thực vật,...
- Chất thải do phòng nghiên cứu, bệnh viện, chợ,...
b. Tác hại của ô nhiễm
- Gây ra tổn hại trong đời sống và sản xuất.
- Ô nhiễm đất do kim loại nặng: gây độc hại đến cho con người và sinh vật.
II. Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
- Quan sát: nhận biết ô nhiễm qua màu, mùi, trạng thái.
- Xác định bằng các thuốc thử nồng độ các ion \(Hg^{2+},Pb^{2+},...\)
- Xác định bằng các dụng cụ đo: máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng thành phần khói, bụi,...
2. Vai trò của hóa học trong việc xử lý chất gây ô nhiễm môi trường
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây