Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian, hầu hết có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như: tín ngưỡng phồn thưc, tục cầu mưa, tục thờ cúng tổ tiên,…
- Các tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã dung hợp với những tôn giáo bên ngoài như Ấn Độ giáo, Phật giáo tạo nên đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú.
2. Chữ viết - văn học
- Về chữ viết:
+ Cư dân Đông Nam Á tạo ra nhiều loại chữ viết trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của người Ấn Độ.
+ Riêng người Việt thì kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.
- Về văn học:
+ Cư dân Đông Nam Á có kho tàng văn hóa dân gian phong phú (ca dao, tục ngữ, hò vè,…).
+ Tiếp thu văn học Ấn Độ, đặc biệt là việc phóng tác các bộ sử thi từ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ để sáng tạo nên bộ sử thi của dân tộc mình như: Phạ Lắc Phạ Lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a), Riêm-kê (Cam-pu-chia),...
3. Kiến trúc - điêu khắc
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
+ Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)
+ Đền La-ra Giong-grang (In-đô-nê-xi-a)
+ Khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây