Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 - 1930 (Phần II) SVIP
4. Phong trào của giai cấp công nhân
* Giai đoạn 1918 - 1925:
- Mục đích: chủ yếu đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Hình thức: bỏ trốn, phá bỏ giao kèo, bãi công.
- Hoạt động tiêu biểu:
+ Cuộc đấu tranh của thuỷ thủ trên tàu Sác-nô năm 1919.
+ Bãi công của công nhân thợ nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn (1920).
- Phong trào tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son.
+ Thời gian: tháng 8 - 1925.
+ Lãnh đạo: Tôn Đức Thắng và tổ chức Công hội.
+ Kết quả: cuộc bãi công giành thắng lợi, ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.
+ Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân từ giai đoạn "tự phát" sang "tự giác".
* Giai đoạn 1926 - 1929:
- Các cuộc đấu tranh có tổ chức diễn ra liên tục từ Bắc tới Nam, bước đầu thể hiện sự liên kết với nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Mục tiêu: cả kinh tế và chính trị như chống chính sách áp bức bóc lột của tư bản và chính quyền thực dân phong kiến.
- Giai cấp công nhân dần trở thành lực lượng chính trị độc lập.
- Hoạt động tiêu biểu: Cuộc bãi công ở mỏ than Mạo Khê, nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy sửa chữa ô tô A-vi-a, đồn điền cao su Phú Riềng,...
5. Sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách mạng
a. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
- Sự thành lập:
+ Thời gian: tháng 6 - 1925.
+ Địa điểm: Quảng Châu (Trung Quốc).
+ Người sáng lập: Nguyễn Ái Quốc
+ Tổ chức ban đầu bao gồm các thanh niên ưu tú đang hoạt động ở Trung Quốc và từ Việt Nam sang.
- Chương trình, Điều lệ của hội khẳng định mục đích làm cách mạng dân tộc để giành lấy độc lập, sau đó làm cách mạng thế giới để đi đến xã hội cộng sản.
- Hoạt động:
+ Mở lớp huấn luyện cán bộ. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp thành cuốn Đường Kách mệnh (1927).
+ Năm 1928: tổ chức phong trào "vô sản hoá" để rèn luyện, tuyên truyền cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân và quần chúng đấu tranh.
+ Trước tháng 5 - 1929: xây dựng được cơ sở ở cả ba kì trong nước, Trung Quốc, Xiêm,...
+ Mở rộng thành phần tham gia: trí thức, công nhân, nông dân,...
+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.
Hình 1. Một lớp học đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tranh vẽ)
b. Tân Việt Cách mạng đảng
- Sự thành lập:
+ Tiền thân là Hội Phục Việt ra đời trong những năm 20 đầu thế kỉ XX.
+ Tháng 7 - 1928: đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng.
+ Thành phần: tri thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước.
+ Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì.
- Khuynh hướng đấu tranh: ban đầu theo khuynh hướng tư sản, về sau chuyển dần sang vô sản dưới ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
=> Khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
- Hoạt động:
+ Giới thiệu sách báo tiến bộ để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê-nin.
+ Tổ chức một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương công nhân.
+ Cử đảng viên tham dự lớp tập huấn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
c. Việt Nam Quốc dân đảng
- Sự thành lập:
+ Thời gian: tháng 12 - 1927.
+ Lãnh đạo: một số thành viên của Nam Đồng thư xã như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,...
+ Thành phần: tư sản dân tộc, binh lính Việt trong quân đội Pháp, viên chức, học sinh, sinh viên, thân hào, thân sĩ...
+ Khuynh hướng: cách mạng dân chủ tư sản.
+ Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
+ Phương pháp: bạo động, ám sát cá nhân.
- Hoạt động tiêu biểu:
+ Tháng 2 - 1929: ám sát trùm mộ phu Ba-danh.
+ Ngày 9 - 2 - 1930: khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ ở Yên Bái, Hải Dương, Thái Bình.
=> Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã của tổ chức cho thấy khuynh hướng dân chủ tư sản bất lực trước nhiệm vụ cứu nước.
Hình 2. Khu lăng mộ Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ trong khởi nghĩa Yên Bái (Yên Bái)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây