Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết 2 SVIP
2. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 - 1933) và sự hình thành chủ nghĩa phát xít
b. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít
- Nguyên nhân: do tác động của đại suy thoái kinh tế (1929 - 1933), các quốc gia như Đức, I-ta-li-a không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường đã đi theo con đường phát xít hoá, thiết lập chế độ độc tài.
- Mục đích: thoát khỏi đại suy thoái kinh tế, phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Sự ra đời:
+ Ở Đức: giai cấp tư sản quyết định đưa Hít-le lên làm Thủ tướng (1 - 1933). Nước Đức trở thành một “lò lửa chiến tranh”.
+ Ở I-ta-li-a: do chính phủ không thoả mãn với việc phân chia lại thế giới theo Hoà ước Véc-xai nên đã bành trướng thế lực và tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi, Đại Trung Hải,...
=> Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức, I-ta-li-a,...
3. Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
a. Tình hình chính trị
* Về đối nội:
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX Đảng Cộng hoà nắm chính quyền.
- Một số chính sách của Đảng Cộng hoà:
+ Đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế.
+ Ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhân.
+ Đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ.
- Năm 1930 Đảng Dân chủ giành thắng lợi và lên cầm quyền.
- Năm 1932, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Ph.Ru-dơ-ven được bầu làm Tổng thống.
Hình 1. Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven tuyên bố nhậm chức (1933)
* Về đối ngoại:
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX:
+ Giới cầm quyền Mỹ theo đuổi lập trường chống Liên Xô (chống Xã hội chủ nghĩa).
+ Thực hiện học thuyết Mơn-rô (châu Mỹ của người châu Mỹ): bành trướng sự ảnh hưởng ở Mỹ La-tinh, thậm chí can thiệp về quân sự khi cần thiết.
- Từ năm 1933, Chính phủ của Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đã:
+ Công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
+ Thực hiện chính sách "láng giềng thân thiện" đối với các nước Mỹ La-tinh.
b. Sự phát triển kinh tế
* Giai đoạn những năm 20 của thế kỉ XX
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại cơ hội vàng cho nền kinh tế Mỹ thông qua việc buôn bán vũ khí.
- Nền kinh tế Mỹ bước vào thời kì "hoàng kim".
+ 1923 - 1929: sản lượng công nghiệp tăng 69%.
+ Năm 1929: sản lượng công nghiệp đứng đầu thế giới.
+ Đứng đầu thế giứoi về công nghiệp sản xuất ô tô, thép và dầu mỏ.
* Giai đoạn 1929 - 1933:
- Mỹ rơi vào cuộc đại suy thoái kinh tế.
- Đại suy thoái bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi lan rộng sang nông nghiệp, công nghiệp.
- Hậu quả: nền kinh tế, tài chính Mỹ bị chấn động dữ dội.
- Giải pháp: Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven thực hiện Chính sách mới.
- Nội dung chính sách mới bao gồm các biện pháp:
+ Giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
+ Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
+ Cải tổ hệ thống ngân hàng.
=> Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, tình hình chính trị, xã hội dần được ổn định, vượt qua đại suy thoái kinh tế.
Hình 2. Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới của Mỹ (người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây