Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hệ Mặt Trời SVIP
I. Hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương Hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ.
Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời, vừa tự quay quanh trục của nó.
Lưu ý: Nhìn thẳng vào Mặt Trời rất nguy hiểm. Ánh sáng Mặt Trời có thể làm mù mắt. Các nhà thiên văn học không bao giờ nhìn thẳng trực tiếp vào Mặt Trời mà phải dùng một loại kính thiên văn đặc biệt để chụp ảnh bề mặt Mặt Trời.
II. Các hành tinh của Hệ Mặt Trời
1. Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời
Bốn hành tinh vòng trong là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh chính, có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại. Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.
Thủy tinh | Kim tinh | Trái Đất | Hỏa tinh | |
Chu kì tự quay (ngày) | 58,9 | 244 | 1 | 1,03 |
Chu kì quay quanh Mặt Trời (ngày) | 88 | 224,7 | 365,2 | 687 |
Khoảng cách đến Mặt Trời (AU) | 0,39 | 0,72 | 1 | 1,52 |
2. Các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt Trời
Bốn hành tinh vòng ngoài là: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí và có kích thước rất lớn. Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời, nên có nhiệt độ thấp.
Mộc tinh | Thổ tinh | Thiên Vương tinh | Hải Vương tinh | |
Chu kì tự quay (ngày) | 0,41 | 0,43 | 0,72 | 0,67 |
Chu kì quay quanh Mặt Trời (ngày) | 4343,5 | 10767,5 | 30587 | 60152 |
Khoảng cách đến Mặt Trời (AU) | 5,20 | 9,54 | 19,2 | 30,07 |
1. Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) gồm Mặt Trời ở trung tâm và tám hành tinh quay quanh là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
2. Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.
3. Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau, Thủy tinh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây