Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Có mấy loại dấu được nhắc đến trong bài thơ?
Dòng nào sau đây chứa những tiếng có cùng dấu với tiếng bố?
Tiếng nào sau đây không được nhắc đến trong bài thơ?
Dòng nào sau đây chứa những tiếng có cùng dấu với tiếng làng?
Tiếng võng kẽo kẹt suốt ngày hè gắn liền với hình ảnh của người thân nào?
Nối từ với giải nghĩa thích hợp.
Dòng nào sau đây chứa các tiếng không có dấu?
Điền eo hoặc et vào chỗ trống.
- k
|
- đỉnh đ
|
- đ
|
- kh
|
Ngôn ngữ chính của nước ta là
Sự tích hòn Trống Mái
Chuyện kể rằng, ở vùng Sầm Thôn, có chàng trai tên Ngư Phủ, khỏe mạnh lại siêng năng. Vào một buổi chiều, khi thuyền đã cập bến, trời bỗng nổi cơn giông dữ dội, giữa không trung, một cánh cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên. Thấy vậy, chàng Ngư Phủ mang cò về chăm sóc, từ đó, cò ở lại cùng chàng.
Như mọi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng chài, cò ở nhà một mình trong lòng rất vui sướng bởi hôm nay, là hết hạn đội lốt cò và được trở về tiên giới. Cò trở thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần, nhưng nàng không trở lại thiên đình làm tiên nữ, mà nguyện ở lại trần gian.
Ngư Phủ trở về, ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh đã ở trên mâm, mà vắng bóng cò như mọi khi. Chàng buồn rầu, bỗng từ trong liếp nàng bước ra e lệ cúi chào, cuộc thiên duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò, mà vẫn chưa thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình sai người xuống trừng phạt.
Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép, biến vợ chồng thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt, thì đôi chim non kia biến thành đá đứng trơ trơ.
Phiến đá đó, người dân gọi là hòn Trống Mái, là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu, mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây.
(Sưu tầm)
Hòn Trống Mái là biểu tượng của điều gì?
Sự tích hòn Trống Mái
Chuyện kể rằng, ở vùng Sầm Thôn, có chàng trai tên Ngư Phủ, khỏe mạnh lại siêng năng. Vào một buổi chiều, khi thuyền đã cập bến, trời bỗng nổi cơn giông dữ dội, giữa không trung, một cánh cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên. Thấy vậy, chàng Ngư Phủ mang cò về chăm sóc, từ đó, cò ở lại cùng chàng.
Như mọi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng chài, cò ở nhà một mình trong lòng rất vui sướng bởi hôm nay, là hết hạn đội lốt cò và được trở về tiên giới. Cò trở thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần, nhưng nàng không trở lại thiên đình làm tiên nữ, mà nguyện ở lại trần gian.
Ngư Phủ trở về, ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh đã ở trên mâm, mà vắng bóng cò như mọi khi. Chàng buồn rầu, bỗng từ trong liếp nàng bước ra e lệ cúi chào, cuộc thiên duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò, mà vẫn chưa thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình sai người xuống trừng phạt.
Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép, biến vợ chồng thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt, thì đôi chim non kia biến thành đá đứng trơ trơ.
Phiến đá đó, người dân gọi là hòn Trống Mái, là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu, mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây.
(Sưu tầm)
Nhân vật chính trong truyện trên là ai?
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
(Theo Đoàn Minh Tuấn)
Văn bản gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
(Nối cho đúng)
Kéo thả từ/cụm từ để tạo thành câu văn hoàn chỉnh.
- mới đẹp
- Biển đảo
- làm sao!
- nước ta
Câu văn sau thuộc kiểu câu nào?
Hãy giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương!
Hoàn thành đoạn văn nêu cảm xúc của em về vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long là một trong những nổi tiếng của nước ta. Vẻ đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp có hàng nghìn hòn đảo nhấp nhô như . Mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam. Một lần đến thăm Hạ Long, sẽ muốn quay lại thăm nhiều lần nữa…
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Hạ Long không chỉ là cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước Việt Nam mà còn được vinh danh là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Cứ mỗi sáng sớm, các đoàn thuyền đánh cá lại rủ nhau ra khơi để tung chài, kéo lưới. Xa xa, rất nhiều hòn đảo to nhỏ chen chúc nhau. Các hòn đảo ấy đẹp bởi những hình thù khác nhau: đảo thì hình con voi đang nằm, đảo thì hình con bướm khổng lồ, đảo là hình đôi gà trống mái. Nhìn từ xa, đảo như hình hai con gà đang quay đầu vào nhau. Khi nhìn gần, đảo như một con cá chép khổng lồ. Đến Hạ Long, ta không chỉ ngắm nhìn những cảnh vật đẹp mà được thưởng thức những món ăn đặc sản như tôm he, cua bể, chả mực,… Em rất tự hào vì đất nước ta có một danh lam thắng cảnh đẹp đến vậy!
Đoạn văn trên nêu cảm xúc của người viết về cảnh đẹp nào của đất nước?
Bấm chọn câu văn giới thiệu bao quát cảnh đẹp trong đoạn văn sau.
Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) thật đẹp với không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối, tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa nhiều màu sắc và những hồ nước trong xanh. Những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào cũng là điểm nhấn ở nơi đây. Những con đường uốn lượn quanh co. Mọi người thường nói Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc. Em rất thích cảnh quan ở Đà Lạt, nó hiền hòa, êm đềm như một bức tranh. Mỗi lần đến với nơi đây, em cảm thấy tâm hồn mình thoải mái, dễ chịu hẳn lên.
Bãi biển Lăng Cô là cảnh đẹp ở địa phương nào của nước ta?
Hình ảnh sau gợi đến cảnh đẹp nào của đất nước?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây