Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Luyện tập SVIP
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với OLM
Câu 1 (1đ):
Sắp xếp các câu tục ngữ sau vào bảng.
- Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
- Con trâu là đầu cơ nghiệp.
- Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng.
- Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.
- Sấm động, gió tan.
Tục ngữ về thời tiết
Tục ngữ về lao động, sản xuất
Câu 2 (1đ):
Tính cân đối trong cấu trúc ngôn từ của tục ngữ có tác dụng gì? (Chọn 2 đáp án)
Thể hiện bài học, thông điệp, triết lí sâu sắc.
Thể hiện được tình cảm, khát vọng của nhân dân đã gửi gắm.
Góp phần tạo nên tính hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc.
Tạo âm hưởng chắc nịch.
Câu 3 (1đ):
Câu 4 (1đ):
Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
Giúp nhân dân lao động có bài học về khí tượng, có “túi khôn”, chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động.
Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.
Giúp nhân dân lao động chủ động sản xuất, không còn phụ thuộc vào thời tiết, đoán biết tương lai của mình.
Câu 5 (1đ):
Câu tục ngữ nào trong các câu sau gần nghĩa với câu “Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi"?
Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Câu 6 (1đ):
Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là gì?
Mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người.
Công việc lao động sản xuất vất vả, cực nhọc của nhà nông.
Các hiện tượng kì lạ của quy luật tự nhiên.
Kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và lao động sản xuất.
Câu 7 (1đ):
Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì?
Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
Là ngoại hình, tính cách của con người.
Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
Câu 8 (1đ):
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” ?
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
Đói ăn vụng, túng làm càn.
Câu 9 (1đ):
Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” ?
Khuyên nhủ.
Thách đố.
Ca ngợi.
Phê phán.
Câu 10 (1đ):
Câu tục ngữ nào sau đây không mang nghĩa "con người là tài sản quý giá nhất"?
Người ta là hoa đất.
Của trọng hơn người.
Người là vàng, của là ngãi.
Người sống hơn đống vàng.
25%
Đúng rồi !
Hôm nay, bạn còn lượt làm bài tập miễn phí.
Hãy
đăng nhập
hoặc
đăng ký
và xác thực tài khoản để trải nghiệm học không giới hạn!
OLMc◯2022
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây