Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
HAI LOẠI KHÁC BIỆT
Khi tôi còn học trung học, một thầy giáo của chúng tôi đã giao cho cả lớp một bài tập phải hoàn thành trong 24 tiếng đồng hồ. Bài tập là trong suốt 24 tiếng đồng hồ chúng tôi phải cố gắng trở nên khác biệt. Theo lời thầy, mục đích của bài tập là tạo cơ hội để chúng tôi bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh. Quy định duy nhất là chúng tôi không được làm bất cứ điều gì gây hại, làm phiền người khác, hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
Vào buổi sáng thực hiện bài tập, tôi quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách mặc bộ trang phục kì dị đến trường, với đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay. Trông tôi như thể vừa lăn ra khỏi giường ngủ. Khi đến trường, tôi phát hiện ra rằng rất nhiều bạn cùng lớp cũng chọn cách tương tự - họ sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính: hành lang trường đầy những học sinh mặc quần áo quái lạ. Một số bạn để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm. Một số lại quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý. Tôi còn nhớ có một nhóm con gái nắm tay nhau, vừa đi dọc theo hành lang qua các lớp học, vừa cười, vừa hát như một nhóm trẻ mẫu giáo. Tôi còn nhớ có một bạn nữ, một vận động viên, đã nhào lộn trong phòng ăn trưa.
Duy nhất, có một bạn – hãy tạm gọi bạn ấy là J – tạo ấn tượng trong tôi. Nhân tiện, bạn không thể hình dung một người như cậu ấy có thể làm được điều đó. J là người ít nói, không đặc biệt quái dị cũng không đặc biệt nổi tiếng. Chắc chắn cậu càng không phải là loại thích chơi trội. Thế rồi, sáng hôm đó, J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên – tôi không còn nhớ tiết học về môn gì, có lẽ là Lịch sử hay Vật lí gì đó – cậu đã làm một điều bất ngờ khi thầy gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.
Đúng vậy, cậu đã đứng lên. Để trả lời câu hỏi. Và khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trọng hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. Tôi còn nhớ khi đó tôi và những bạn khác trong lớp nhìn nhau như tự hỏi, Cậu ấy nghiêm túc thật đấy ư?
Rồi tiết học tiếp theo cũng như vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi. Và mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Như thể cậu rất quan tâm đến câu hỏi, như thể cậu thật sự muốn câu trả lời của mình có một giá trị nhất định. Không những thế - cậu còn nói với thầy giáo là Thưa thầy. Cậu gọi tất cả chúng tôi bằng anh chị. Và đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
Lần đầu tiên khi J làm như thế, cả bọn chúng tôi cứ cười khúc khích, và thành thật mà nói, ai cũng sẽ cười thôi. Hành động của cậu ấy thật là kì quặc và dường như tất cả chúng tôi đều trông đợi một trò đùa nào đó. Nhưng khi ngày dần trôi qua, tiếng cười khúc khích vơi đi, vì – tôi cũng chẳng biết nữa – chúng tôi bắt đầu nhận ra điều J đang làm mới tuyệt làm sao. Một điều gì đó trang trọng, một điều gì đó chững chạc, thậm chí có phần dũng cảm. Và cậu làm rất tốt – lại thêm một điểm nữa. Cậu hiểu rõ mình đang làm gì, cậu hành xử rất mực nghiêm trang. Tôi không thể đại diện cho cả lớp, nhưng đến cuối ngày, chúng tôi đều nhất trí rằng những điều J đã làm khá là mẫu mực.
Điều tôi học được từ bài tập này là: sự khác biệt chia ra làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa, và một loại khác biệt có ý nghĩa. Khi tôi quyết định mặc bộ đồ quái dị đến trường, tôi biết rằng mình không phải là người duy nhất, nhưng tôi đã chọn trò đơn giản nhất vì không quan tâm tìm kiếm một thứ ý nghĩa hơn. Và thành thật mà nói, tôi đoán rằng mình thật sự chẳng hề cố tỏ ra khác biệt, hoặc nếu có, tôi chỉ chọn loại khác biệt vô nghĩa. Về vấn đề này, tôi cũng chẳng đơn độc; đa số chúng tôi đều chọn loại vô nghĩa.
Chỉ có J là ngoại lệ. Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó. Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. Bất kể vì lí do gì, J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa. Kết quả là vào cuối ngày hôm đó, tôi cảm giác rằng không một ai trong chúng tôi lại không nể phục cậu.
Khi nói đến việc thu hút sự chú ý, sẽ có những người chọn cách dễ dàng, không tốn chút tâm sức. Họ cố thu hút chúng ta bằng cách gây náo động hoặc tỏ ra ngu ngốc, hoặc bằng cách mặc đồ pi-gia-ma nhàu nhĩ đến trường. Nhưng khi điều này xảy ra, hóa ra nếu chúng ta có đủ thời gian để suy nghĩ, thì đây chính là điều chúng ta sẽ làm: Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa, và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
(Giong-mi Mun, Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch,
NXB Khoa học xã hội và An –pha-búc, Hà Nội, 2017, tr.242-246)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
HAI LOẠI KHÁC BIỆT
Khi tôi còn học trung học, một thầy giáo của chúng tôi đã giao cho cả lớp một bài tập phải hoàn thành trong 24 tiếng đồng hồ. Bài tập là trong suốt 24 tiếng đồng hồ chúng tôi phải cố gắng trở nên khác biệt. Theo lời thầy, mục đích của bài tập là tạo cơ hội để chúng tôi bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh. Quy định duy nhất là chúng tôi không được làm bất cứ điều gì gây hại, làm phiền người khác, hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
Vào buổi sáng thực hiện bài tập, tôi quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách mặc bộ trang phục kì dị đến trường, với đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay. Trông tôi như thể vừa lăn ra khỏi giường ngủ. Khi đến trường, tôi phát hiện ra rằng rất nhiều bạn cùng lớp cũng chọn cách tương tự - họ sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính: hành lang trường đầy những học sinh mặc quần áo quái lạ. Một số bạn để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm. Một số lại quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý. Tôi còn nhớ có một nhóm con gái nắm tay nhau, vừa đi dọc theo hành lang qua các lớp học, vừa cười, vừa hát như một nhóm trẻ mẫu giáo. Tôi còn nhớ có một bạn nữ, một vận động viên, đã nhào lộn trong phòng ăn trưa.
Duy nhất, có một bạn – hãy tạm gọi bạn ấy là J – tạo ấn tượng trong tôi. Nhân tiện, bạn không thể hình dung một người như cậu ấy có thể làm được điều đó. J là người ít nói, không đặc biệt quái dị cũng không đặc biệt nổi tiếng. Chắc chắn cậu càng không phải là loại thích chơi trội. Thế rồi, sáng hôm đó, J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên – tôi không còn nhớ tiết học về môn gì, có lẽ là Lịch sử hay Vật lí gì đó – cậu đã làm một điều bất ngờ khi thầy gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.
Đúng vậy, cậu đã đứng lên. Để trả lời câu hỏi. Và khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trọng hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. Tôi còn nhớ khi đó tôi và những bạn khác trong lớp nhìn nhau như tự hỏi, Cậu ấy nghiêm túc thật đấy ư?
Rồi tiết học tiếp theo cũng như vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi. Và mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Như thể cậu rất quan tâm đến câu hỏi, như thể cậu thật sự muốn câu trả lời của mình có một giá trị nhất định. Không những thế - cậu còn nói với thầy giáo là Thưa thầy. Cậu gọi tất cả chúng tôi bằng anh chị. Và đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
Lần đầu tiên khi J làm như thế, cả bọn chúng tôi cứ cười khúc khích, và thành thật mà nói, ai cũng sẽ cười thôi. Hành động của cậu ấy thật là kì quặc và dường như tất cả chúng tôi đều trông đợi một trò đùa nào đó. Nhưng khi ngày dần trôi qua, tiếng cười khúc khích vơi đi, vì – tôi cũng chẳng biết nữa – chúng tôi bắt đầu nhận ra điều J đang làm mới tuyệt làm sao. Một điều gì đó trang trọng, một điều gì đó chững chạc, thậm chí có phần dũng cảm. Và cậu làm rất tốt – lại thêm một điểm nữa. Cậu hiểu rõ mình đang làm gì, cậu hành xử rất mực nghiêm trang. Tôi không thể đại diện cho cả lớp, nhưng đến cuối ngày, chúng tôi đều nhất trí rằng những điều J đã làm khá là mẫu mực.
Điều tôi học được từ bài tập này là: sự khác biệt chia ra làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa, và một loại khác biệt có ý nghĩa. Khi tôi quyết định mặc bộ đồ quái dị đến trường, tôi biết rằng mình không phải là người duy nhất, nhưng tôi đã chọn trò đơn giản nhất vì không quan tâm tìm kiếm một thứ ý nghĩa hơn. Và thành thật mà nói, tôi đoán rằng mình thật sự chẳng hề cố tỏ ra khác biệt, hoặc nếu có, tôi chỉ chọn loại khác biệt vô nghĩa. Về vấn đề này, tôi cũng chẳng đơn độc; đa số chúng tôi đều chọn loại vô nghĩa.
Chỉ có J là ngoại lệ. Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó. Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. Bất kể vì lí do gì, J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa. Kết quả là vào cuối ngày hôm đó, tôi cảm giác rằng không một ai trong chúng tôi lại không nể phục cậu.
Khi nói đến việc thu hút sự chú ý, sẽ có những người chọn cách dễ dàng, không tốn chút tâm sức. Họ cố thu hút chúng ta bằng cách gây náo động hoặc tỏ ra ngu ngốc, hoặc bằng cách mặc đồ pi-gia-ma nhàu nhĩ đến trường. Nhưng khi điều này xảy ra, hóa ra nếu chúng ta có đủ thời gian để suy nghĩ, thì đây chính là điều chúng ta sẽ làm: Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa, và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
(Giong-mi Mun, Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch,
NXB Khoa học xã hội và An –pha-búc, Hà Nội, 2017, tr.242-246)
Hai loại khác biệt được nhắc ở nhan đề là gì?
Xác định thể loại của văn bản trên?
Văn bản trên nhắc nhở chúng ta lối sống nào?
Trong các đề tài sau, theo em, đề tài nào phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống?
Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết?
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Bố Ni-cô-la cho rằng hai bố con không cần sự của ông hàng xóm (Blê-đúc) để làm nên đã ngắt lời câu trả lời của cậu bé.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Văn bản có đoạn văn trên thuộc loại nào?
Văn bản có đoạn văn trên thuộc loại nào?
Đâu không phải văn bản nghị luận em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây