Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập 1 SVIP
Về tác giả Đoàn Giỏi
- Tiểu sử: Sinh năm 1925, mất năm 1989, quê ở Tiền Giang.
- Cuộc đời:
+ Từng theo đuổi hội họa nhưng bị gia đình phản đối nên quyết theo nghiệp văn chương.
+ Tham gia kháng chiến chống Pháp.
+ Nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
- Sự nghiệp:
+ Chủ yếu viết về con người và núi rừng phương Nam.
+ Tác phẩm nổi tiếng: Đất rừng phương Nam, Cá bống mú, Đường về gia hương,...
Điền vào chỗ trống.
Tác giả Đoàn Giỏi sinh năm , mất năm , quê ở .
Về tác giả Đoàn Giỏi
- Tiểu sử: Sinh năm 1925, mất năm 1989, quê ở Tiền Giang.
- Cuộc đời:
+ Từng theo đuổi hội họa nhưng bị gia đình phản đối nên quyết theo nghiệp văn chương.
+ Tham gia kháng chiến chống Pháp.
+ Nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
- Sự nghiệp:
+ Chủ yếu viết về con người và núi rừng phương Nam.
+ Tác phẩm nổi tiếng: Đất rừng phương Nam, Cá bống mú, Đường về gia hương,...
Tác giả Đoàn Giỏi từng tham gia cuộc kháng chiến nào dưới đây?
Về tác giả Đoàn Giỏi
- Tiểu sử: Sinh năm 1925, mất năm 1989, quê ở Tiền Giang.
- Cuộc đời:
+ Từng theo đuổi hội họa nhưng bị gia đình phản đối nên quyết theo nghiệp văn chương.
+ Tham gia kháng chiến chống Pháp.
+ Nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
- Sự nghiệp:
+ Chủ yếu viết về con người và núi rừng phương Nam.
+ Tác phẩm nổi tiếng: Đất rừng phương Nam, Cá bống mú, Đường về gia hương,...
Đề tài chủ yếu trong các sáng tác của Đoàn Giỏi là?
Về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
- Năm sáng tác: 1957.
- Dung lượng: 20 chương.
- Nội dung chính: Cuộc đời phiêu dạt của chú bé An.
- Văn bản trích học:
+ Vị trí: Chương 10.
+ Nội dung: Tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng.
Điền các thông tin về tác phẩm Đất rừng phương Nam vào chỗ trống.
- Năm sáng tác: .
- Tổng số chương của tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam": chương.
- Văn bản trích học "Người đàn ông cô độc giữa rừng" thuộc chương: .
Về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
- Năm sáng tác: 1957.
- Dung lượng: 20 chương.
- Nội dung chính: Cuộc đời phiêu dạt của chú bé An.
- Văn bản trích học:
+ Vị trí: Chương 10.
+ Nội dung: Tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng.
Nội dung chính của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam là gì?
Chọn sáng tác nổi tiếng của Đoàn Giỏi trong những tác phẩm dưới đây.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
ĐOÀN GIỎI
1. Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. "A! Thế là đến nhà chú Võ Tòng rồi!" Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình nhưng khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. Tôi bước ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu "ché... ét, ché... ét" trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói: thằng bé của anh nó lên đấy!".
- Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.
Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột, và dừng lại trước cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít.
2. - Ngồi xuống đây, chú em!
Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần ka-ki còn mới, nhưng đã coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông, chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ.
Tôi không sợ chú Võ Tòng như cái đêm đã gặp chú lần đầu tiên ở bờ sông, mà lại còn có đôi chút cảm tình xen lẫn với ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy. Tía nuôi tôi ngó tôi, cười cười nhấc cái tẩu thuốc lá ở miệng ra.
- Ngủ đẫy giấc rồi à? Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. Thôi, đã dậy rồi thì ngồi đây chơi!
- Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em. Cho đỡ buồn miệng mà - Chú Võ Tòng nhặt trong lửa ra một ra một thỏi khô nướng to nhất đặt vào tay tôi.
Con vượn bạc má lại kêu "Ché... ét ché.,. ét..." ở phía trên đầu tôi. Tôi cứ mặc kệ nó, vừa xé miếng thịt khô ướp muối sả nướng thơm phức cho vào mồm nhai, vừa đưa mắt nhìn quanh ngôi nhà lều. [...] Mùi lông khét xông khói lâu ngày tỏa ra, cùng với một làn khói gì mùi hăng hắc, màu xanh xanh bay ra từ chiếc nồi đậy kín vung sôi "ục... ục..." trên bếp cà ràng, khiến tôi có một thứ cảm giác rợn rợn không tả được. Dường như những cái bóng lặng lẽ ngồi bên bếp đây đang sống lùi lại từ cái thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy.
3. Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó làm bạn cũng không có. Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm. [...] Một buổi trưa gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vớ luôn cái mác thông bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên "Võ Tòng" hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa sự, thì ngày xưa gã là một chàng trai hiền lành, ở tận một vùng xa lắm. Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai. Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy lúc chửa đứa con đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng. Gã đàn ông hiền lành, quý vợ hết mực bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên đại địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. "Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà... thì số mày tới rồi!". Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba-toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu. Nhưng gã không trốn chạy. Gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc bó tay chịu tội.
Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. Người trong xã vốn ghét tên địa chủ hống hách, khấp khởi chờ xem cuộc rửa thù bằng máu lần thứ hai. Nhưng họ đã thất vọng. Gã chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi. Những người đa sự quả quyết rằng chính gã đã mang tên "Võ Tòng" từ lúc xách dao đến nhà việc chịu tội. Còn như những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người gã, và gã trở nên một người giỏi võ từ lúc nào, thì có kẻ nói đó là dấu vết trong những năm gã ở tù, lại có người bảo đó là mới có từ lúc gã đi giang hồ. Hơn mười năm sống trơ trọi giữa rừng mặc dầu cũng có nhiều người đánh tiếng mối mai cho gã, nhưng tuyệt nhiên Võ Tòng không để mắt tới một người đàn bà nào nữa. Ở trong rừng lâu năm chầy tháng, gã ngày càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng ai cũng mến gã ở cái tính tình chất phác thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình hay không. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết, nói một cách chắc chắn như vậy...
4. Chú Võ Tòng vẫn ngồi đó, đối diện với tía nuôi tôi, bên bếp lửa. Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía; bật thử sợi dây nỏ trên đầu ngón tay nghe "pưng... pưng" rồi lại đặt xuống. Chú Võ Tòng rót rượu ra bát uống một ngụm, trao bát sang cho tía nuôi tôi, và nói:
- Con dao găm của anh Hai cùng với cánh nỏ này, thừa làm nên chuyện. Mình thì cần gì tới súng? Mấy thằng nhát gan mới cần súng, vì súng ở xa cũng bắn được mà! Phải không anh Hai? Tôi cho rằng súng dở lắm, động tới thì kêu ầm ĩ. Tôi ghét tiếng nổ lắm. Như cái bận tôi làm vừa rồi đấy. Tách một tiếng, chết ngay thằng giặc Pháp râu xồm, mà cái thằng đứng cách năm sáu thước không hay biết gì cả. Tới chừng tôi mò ra tháo cây tiểu liên nghe động sột soạt, nó mới quay lại thấy tôi, liền bắn tôi một phát súng mút nhưng trượt. Tiếng súng của nó bắn ra mà cha con chúng nó hoảng lên, hò hét chạy lung tung mới buồn cười chứ? Tôi xách cây tiểu liên bay vào rừng, chờ tối mò trở ra. [...]
Trong giọng nói bỡn cợt của Võ Tòng có pha đượm một nỗi buồn chua chát, khiến tôi vừa ngồi nghe vừa nhìn bếp lửa cháy riu riu mà không khỏi bùi ngùi.
- Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! - Chú Võ Tòng đổi giọng, vui vẻ bảo tôi. [...]
5. Bên ngoài, trời rạng dần. Đã nghe một vài tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những ngọn cây chung quanh lều. Chú Võ Tòng trao chiếc nỏ và ống tên thuốc cho tía nuôi:
- Cứ tình hình này thì chúng nó sẽ mò tới đây thôi. Tôi quý anh Hai là bậc can trường, nên mới dám chọn mặt gửi vàng. Chứ những mũi tên độc này mà lọt vào tay một người hèn nhát, thì nó sẽ gây nhiều tác hại đấy. Sở dĩ tôi không dám nói với bà chị, là còn e bà chị ngại điều nguy hiểm, biết đâu sẽ ngăn trở công việc của chúng ta.
Tía nuôi tôi vội đỡ lời:
- Chú phòng xa như vậy cũng phải. Đàn bà nhà tôi còn mê tín dị đoan, tin có trời có phật. Nhưng về cái gan dạ thì... chú cứ tin lời tôi, bả không thua anh em ta một bước nào đâu.
- Vậy thì tôi có lỗi với chị Hai quá trời, để bữa nào ta làm một bữa rượu để tôi tạ lỗi với bà chị của tôi mới được.
Tôi đã bước xuống cởi dây buộc xuồng mà con vượn bạc má còn chạy theo ra cửa nhe răng nháy nhó, dọa tôi. Tía nuôi tôi đập đập tay vào lưng chú Võ Tòng:
- Xin đa tạ chú! Đa tạ chú!
- Có gì đâu anh Hai. Vì nghĩa chung mà!
Tía nuôi tôi lưng đeo nỏ, hông buộc ống tên bước xuống xuồng. Tôi cầm giầm bơi nhưng còn ngoái lên, nói với:
- Chào chú ạ! Hôm nào chú sang chơi, nhớ mang theo một con nai hay một con heo rừng be bé, chú nhá!
- Ờ thể nào cũng có chứ? Chú nuôi đầy rừng, muốn con cỡ nào chú bắt cho đúng con cỡ ấy! - Chú Võ Tòng vẫy vẫy tay, cười lớn một thôi dài.
(Đất rừng phương Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)
Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự xảy ra trong truyện.
- An cùng tía nuôi lên thăm chú Võ Tòng.
- Chú Võ Tòng trao chiếc nỏ cho tía nuôi và họ chia tay nhau.
- Lai lịch của chú Võ Tòng được hé lộ.
- Chú Võ Tòng và tía nuôi bàn về cách dùng dao, nỏ để giết giặc.
- An lần thứ hai tiếp xúc với chú Võ Tòng, bày tỏ những ấn tượng về chú.
Về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi, viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An. An theo cha mẹ chạy giặc Pháp hết vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ rồi lạc mất gia đình, trở thành cậu bé lang thang. Trong lúc lưu lạc, em đã gặp và trở thành con nuôi gia đình ông Hai bán rắn, làm anh em với thằng Cò và làm bạn với chú Võ Tòng. Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn nói về bối cảnh của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi, viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An. An theo cha mẹ chạy giặc hết vùng này tới vùng khác của miền rồi lạc mất gia đình, trở thành cậu bé lang thang. Trong lúc lưu lạc, em đã được gặp và trở thành gia đình , làm anh em với thằng Cò và làm bạn với chú Võ Tòng.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
ĐOÀN GIỎI
1. Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. "A! Thế là đến nhà chú Võ Tòng rồi!" Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình nhưng khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. Tôi bước ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu "ché... ét, ché... ét" trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói: thằng bé của anh nó lên đấy!".
- Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.
Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột, và dừng lại trước cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít.
2. - Ngồi xuống đây, chú em!
Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần ka-ki còn mới, nhưng đã coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông, chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ.
Tôi không sợ chú Võ Tòng như cái đêm đã gặp chú lần đầu tiên ở bờ sông, mà lại còn có đôi chút cảm tình xen lẫn với ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy. Tía nuôi tôi ngó tôi, cười cười nhấc cái tẩu thuốc lá ở miệng ra.
- Ngủ đẫy giấc rồi à? Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. Thôi, đã dậy rồi thì ngồi đây chơi!
- Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em. Cho đỡ buồn miệng mà - Chú Võ Tòng nhặt trong lửa ra một ra một thỏi khô nướng to nhất đặt vào tay tôi.
Con vượn bạc má lại kêu "Ché... ét ché.,. ét..." ở phía trên đầu tôi. Tôi cứ mặc kệ nó, vừa xé miếng thịt khô ướp muối sả nướng thơm phức cho vào mồm nhai, vừa đưa mắt nhìn quanh ngôi nhà lều. [...] Mùi lông khét xông khói lâu ngày tỏa ra, cùng với một làn khói gì mùi hăng hắc, màu xanh xanh bay ra từ chiếc nồi đậy kín vung sôi "ục... ục..." trên bếp cà ràng, khiến tôi có một thứ cảm giác rợn rợn không tả được. Dường như những cái bóng lặng lẽ ngồi bên bếp đây đang sống lùi lại từ cái thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy.
3. Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó làm bạn cũng không có. Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm. [...] Một buổi trưa gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vớ luôn cái mác thông bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên "Võ Tòng" hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa sự, thì ngày xưa gã là một chàng trai hiền lành, ở tận một vùng xa lắm. Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai. Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy lúc chửa đứa con đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng. Gã đàn ông hiền lành, quý vợ hết mực bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên đại địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. "Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà... thì số mày tới rồi!". Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba-toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu. Nhưng gã không trốn chạy. Gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc bó tay chịu tội.
Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. Người trong xã vốn ghét tên địa chủ hống hách, khấp khởi chờ xem cuộc rửa thù bằng máu lần thứ hai. Nhưng họ đã thất vọng. Gã chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi. Những người đa sự quả quyết rằng chính gã đã mang tên "Võ Tòng" từ lúc xách dao đến nhà việc chịu tội. Còn như những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người gã, và gã trở nên một người giỏi võ từ lúc nào, thì có kẻ nói đó là dấu vết trong những năm gã ở tù, lại có người bảo đó là mới có từ lúc gã đi giang hồ. Hơn mười năm sống trơ trọi giữa rừng mặc dầu cũng có nhiều người đánh tiếng mối mai cho gã, nhưng tuyệt nhiên Võ Tòng không để mắt tới một người đàn bà nào nữa. Ở trong rừng lâu năm chầy tháng, gã ngày càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng ai cũng mến gã ở cái tính tình chất phác thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình hay không. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết, nói một cách chắc chắn như vậy...
4. Chú Võ Tòng vẫn ngồi đó, đối diện với tía nuôi tôi, bên bếp lửa. Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía; bật thử sợi dây nỏ trên đầu ngón tay nghe "pưng... pưng" rồi lại đặt xuống. Chú Võ Tòng rót rượu ra bát uống một ngụm, trao bát sang cho tía nuôi tôi, và nói:
- Con dao găm của anh Hai cùng với cánh nỏ này, thừa làm nên chuyện. Mình thì cần gì tới súng? Mấy thằng nhát gan mới cần súng, vì súng ở xa cũng bắn được mà! Phải không anh Hai? Tôi cho rằng súng dở lắm, động tới thì kêu ầm ĩ. Tôi ghét tiếng nổ lắm. Như cái bận tôi làm vừa rồi đấy. Tách một tiếng, chết ngay thằng giặc Pháp râu xồm, mà cái thằng đứng cách năm sáu thước không hay biết gì cả. Tới chừng tôi mò ra tháo cây tiểu liên nghe động sột soạt, nó mới quay lại thấy tôi, liền bắn tôi một phát súng mút nhưng trượt. Tiếng súng của nó bắn ra mà cha con chúng nó hoảng lên, hò hét chạy lung tung mới buồn cười chứ? Tôi xách cây tiểu liên bay vào rừng, chờ tối mò trở ra. [...]
Trong giọng nói bỡn cợt của Võ Tòng có pha đượm một nỗi buồn chua chát, khiến tôi vừa ngồi nghe vừa nhìn bếp lửa cháy riu riu mà không khỏi bùi ngùi.
- Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! - Chú Võ Tòng đổi giọng, vui vẻ bảo tôi. [...]
5. Bên ngoài, trời rạng dần. Đã nghe một vài tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những ngọn cây chung quanh lều. Chú Võ Tòng trao chiếc nỏ và ống tên thuốc cho tía nuôi:
- Cứ tình hình này thì chúng nó sẽ mò tới đây thôi. Tôi quý anh Hai là bậc can trường, nên mới dám chọn mặt gửi vàng. Chứ những mũi tên độc này mà lọt vào tay một người hèn nhát, thì nó sẽ gây nhiều tác hại đấy. Sở dĩ tôi không dám nói với bà chị, là còn e bà chị ngại điều nguy hiểm, biết đâu sẽ ngăn trở công việc của chúng ta.
Tía nuôi tôi vội đỡ lời:
- Chú phòng xa như vậy cũng phải. Đàn bà nhà tôi còn mê tín dị đoan, tin có trời có phật. Nhưng về cái gan dạ thì... chú cứ tin lời tôi, bả không thua anh em ta một bước nào đâu.
- Vậy thì tôi có lỗi với chị Hai quá trời, để bữa nào ta làm một bữa rượu để tôi tạ lỗi với bà chị của tôi mới được.
Tôi đã bước xuống cởi dây buộc xuồng mà con vượn bạc má còn chạy theo ra cửa nhe răng nháy nhó, dọa tôi. Tía nuôi tôi đập đập tay vào lưng chú Võ Tòng:
- Xin đa tạ chú! Đa tạ chú!
- Có gì đâu anh Hai. Vì nghĩa chung mà!
Tía nuôi tôi lưng đeo nỏ, hông buộc ống tên bước xuống xuồng. Tôi cầm giầm bơi nhưng còn ngoái lên, nói với:
- Chào chú ạ! Hôm nào chú sang chơi, nhớ mang theo một con nai hay một con heo rừng be bé, chú nhá!
- Ờ thể nào cũng có chứ? Chú nuôi đầy rừng, muốn con cỡ nào chú bắt cho đúng con cỡ ấy! - Chú Võ Tòng vẫy vẫy tay, cười lớn một thôi dài.
(Đất rừng phương Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)
* Về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi, viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An. An theo cha mẹ chạy giặc Pháp hết vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ rồi lạc mất gia đình, trở thành cậu bé lang thang. Trong lúc lưu lạc, em đã gặp và trở thành con nuôi gia đình ông Hai bán rắn, làm anh em với thằng Cò và làm bạn với chú Võ Tòng. Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng.
Xếp các ý sau vào nhóm phù hợp.
- Thời gian: Nửa đêm về sáng
- Thời gian: Những năm kháng chiến chống Pháp
- Không gian: Trong túp lều của chú Võ Tòng
- Không gian: Miền Tây Nam Bộ
Bối cảnh chung của tác phẩm
Bối cảnh riêng của đoạn trích
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
ĐOÀN GIỎI
1. Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. "A! Thế là đến nhà chú Võ Tòng rồi!" Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình nhưng khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. Tôi bước ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu "ché... ét, ché... ét" trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói: thằng bé của anh nó lên đấy!".
- Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.
Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột, và dừng lại trước cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít.
2. - Ngồi xuống đây, chú em!
Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần ka-ki còn mới, nhưng đã coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông, chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ.
Tôi không sợ chú Võ Tòng như cái đêm đã gặp chú lần đầu tiên ở bờ sông, mà lại còn có đôi chút cảm tình xen lẫn với ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy. Tía nuôi tôi ngó tôi, cười cười nhấc cái tẩu thuốc lá ở miệng ra.
- Ngủ đẫy giấc rồi à? Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. Thôi, đã dậy rồi thì ngồi đây chơi!
- Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em. Cho đỡ buồn miệng mà - Chú Võ Tòng nhặt trong lửa ra một ra một thỏi khô nướng to nhất đặt vào tay tôi.
Con vượn bạc má lại kêu "Ché... ét ché.,. ét..." ở phía trên đầu tôi. Tôi cứ mặc kệ nó, vừa xé miếng thịt khô ướp muối sả nướng thơm phức cho vào mồm nhai, vừa đưa mắt nhìn quanh ngôi nhà lều. [...] Mùi lông khét xông khói lâu ngày tỏa ra, cùng với một làn khói gì mùi hăng hắc, màu xanh xanh bay ra từ chiếc nồi đậy kín vung sôi "ục... ục..." trên bếp cà ràng, khiến tôi có một thứ cảm giác rợn rợn không tả được. Dường như những cái bóng lặng lẽ ngồi bên bếp đây đang sống lùi lại từ cái thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy.
3. Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó làm bạn cũng không có. Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm. [...] Một buổi trưa gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vớ luôn cái mác thông bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên "Võ Tòng" hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa sự, thì ngày xưa gã là một chàng trai hiền lành, ở tận một vùng xa lắm. Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai. Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy lúc chửa đứa con đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng. Gã đàn ông hiền lành, quý vợ hết mực bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên đại địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. "Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà... thì số mày tới rồi!". Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba-toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu. Nhưng gã không trốn chạy. Gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc bó tay chịu tội.
Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. Người trong xã vốn ghét tên địa chủ hống hách, khấp khởi chờ xem cuộc rửa thù bằng máu lần thứ hai. Nhưng họ đã thất vọng. Gã chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi. Những người đa sự quả quyết rằng chính gã đã mang tên "Võ Tòng" từ lúc xách dao đến nhà việc chịu tội. Còn như những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người gã, và gã trở nên một người giỏi võ từ lúc nào, thì có kẻ nói đó là dấu vết trong những năm gã ở tù, lại có người bảo đó là mới có từ lúc gã đi giang hồ. Hơn mười năm sống trơ trọi giữa rừng mặc dầu cũng có nhiều người đánh tiếng mối mai cho gã, nhưng tuyệt nhiên Võ Tòng không để mắt tới một người đàn bà nào nữa. Ở trong rừng lâu năm chầy tháng, gã ngày càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng ai cũng mến gã ở cái tính tình chất phác thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình hay không. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết, nói một cách chắc chắn như vậy...
4. Chú Võ Tòng vẫn ngồi đó, đối diện với tía nuôi tôi, bên bếp lửa. Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía; bật thử sợi dây nỏ trên đầu ngón tay nghe "pưng... pưng" rồi lại đặt xuống. Chú Võ Tòng rót rượu ra bát uống một ngụm, trao bát sang cho tía nuôi tôi, và nói:
- Con dao găm của anh Hai cùng với cánh nỏ này, thừa làm nên chuyện. Mình thì cần gì tới súng? Mấy thằng nhát gan mới cần súng, vì súng ở xa cũng bắn được mà! Phải không anh Hai? Tôi cho rằng súng dở lắm, động tới thì kêu ầm ĩ. Tôi ghét tiếng nổ lắm. Như cái bận tôi làm vừa rồi đấy. Tách một tiếng, chết ngay thằng giặc Pháp râu xồm, mà cái thằng đứng cách năm sáu thước không hay biết gì cả. Tới chừng tôi mò ra tháo cây tiểu liên nghe động sột soạt, nó mới quay lại thấy tôi, liền bắn tôi một phát súng mút nhưng trượt. Tiếng súng của nó bắn ra mà cha con chúng nó hoảng lên, hò hét chạy lung tung mới buồn cười chứ? Tôi xách cây tiểu liên bay vào rừng, chờ tối mò trở ra. [...]
Trong giọng nói bỡn cợt của Võ Tòng có pha đượm một nỗi buồn chua chát, khiến tôi vừa ngồi nghe vừa nhìn bếp lửa cháy riu riu mà không khỏi bùi ngùi.
- Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! - Chú Võ Tòng đổi giọng, vui vẻ bảo tôi. [...]
5. Bên ngoài, trời rạng dần. Đã nghe một vài tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những ngọn cây chung quanh lều. Chú Võ Tòng trao chiếc nỏ và ống tên thuốc cho tía nuôi:
- Cứ tình hình này thì chúng nó sẽ mò tới đây thôi. Tôi quý anh Hai là bậc can trường, nên mới dám chọn mặt gửi vàng. Chứ những mũi tên độc này mà lọt vào tay một người hèn nhát, thì nó sẽ gây nhiều tác hại đấy. Sở dĩ tôi không dám nói với bà chị, là còn e bà chị ngại điều nguy hiểm, biết đâu sẽ ngăn trở công việc của chúng ta.
Tía nuôi tôi vội đỡ lời:
- Chú phòng xa như vậy cũng phải. Đàn bà nhà tôi còn mê tín dị đoan, tin có trời có phật. Nhưng về cái gan dạ thì... chú cứ tin lời tôi, bả không thua anh em ta một bước nào đâu.
- Vậy thì tôi có lỗi với chị Hai quá trời, để bữa nào ta làm một bữa rượu để tôi tạ lỗi với bà chị của tôi mới được.
Tôi đã bước xuống cởi dây buộc xuồng mà con vượn bạc má còn chạy theo ra cửa nhe răng nháy nhó, dọa tôi. Tía nuôi tôi đập đập tay vào lưng chú Võ Tòng:
- Xin đa tạ chú! Đa tạ chú!
- Có gì đâu anh Hai. Vì nghĩa chung mà!
Tía nuôi tôi lưng đeo nỏ, hông buộc ống tên bước xuống xuồng. Tôi cầm giầm bơi nhưng còn ngoái lên, nói với:
- Chào chú ạ! Hôm nào chú sang chơi, nhớ mang theo một con nai hay một con heo rừng be bé, chú nhá!
- Ờ thể nào cũng có chứ? Chú nuôi đầy rừng, muốn con cỡ nào chú bắt cho đúng con cỡ ấy! - Chú Võ Tòng vẫy vẫy tay, cười lớn một thôi dài.
(Đất rừng phương Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)
Nhan đề Người đàn ông cô độc giữa rừng gợi lên ấn tượng nào dưới đây?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây