Bài học cùng chủ đề
- Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, thông điệp và triết lí nhân sinh
- Lý thuyết về truyện (Phần 1)
- Lý thuyết về truyện (Phần 2)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 1)
- Lý thuyết về các thể loại thuộc loại hình tự sự (Phần 2)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 1)
- Lý thuyết về thơ trữ tình (Phần 2)
- Lý thuyết về chèo và tuồng
- Lý thuyết về kịch
- Lý thuyết về kí (Phần 1)
- Lý thuyết về kí (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về kí (Phần 2) SVIP
2. Phóng sự, nhật kí, hồi kí
a. Phóng sự
Phóng sự là một thể loại của kí, ghi chép, phản ánh những sự việc, hiện tượng, tình huống thường là đặc biệt (sự kiện ở các điểm nóng, thiên tai, chiến sự,...), có tính thời sự, có ý nghĩa xã hội, thể hiện thái độ rõ ràng của người cầm bút. Đặc điểm nổi bật của phóng sự là tính xác thực về thời gian, địa điểm, sự việc, con người,..., tính thời sự và tính chiến đấu cao. Người viết phóng sự thường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, ghi chép,... để đảm bảo tính xác thực của tư liệu, đồng thời lựa chọn sử dụng có chọn lọc các phương tiện văn học để gia tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
b. Nhật kí
Nhật kí là một thể loại của kí mang đậm tính chất riêng tư, đời thường. Đó là những ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện xảy ra; bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của người viết về con người, cuộc đời và về chính bản thân mình. Đặc điểm nổi bật của nhật kí là tính xác thực, tính chủ quan và mang đậm hơi thở của thời đại.
Ví dụ: Một số chi tiết xác thực trong nhật kí Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc).
- Con người:
- Địa danh: Ga Quán Hành, Thành phố Vinh, Nghi Lộc, Nghệ An,...
- Thời gian: 2/1/1971, 10/4/1972.
c. Hồi kí
Hồi kí là một thể loại của kí, ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà người viết là người tham gia hoặc chứng kiến, thể hiện trải nghiệm phong phú của người viết, đồng thời phản ánh diện mạo của đời sống lịch sử, xã hội, văn hoá một thời đã trải qua; thuộc loại văn xuôi phi hư cấu, đề cao tính xác thực của những điều được kể; tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, kể lại theo trí nhớ những gì mình đã tham gia hoặc chứng kiến, vì vậy hồi kí cũng mang đậm tính chủ quan.
Ví dụ:
d. Tính phi hư cấu
Tính phi hư cấu là một đặc điểm đặc trưng của phóng sự, nhật kí, hồi kí; được thể hiện qua những chi tiết, sự kiện có thực (được xác định về thời gian, địa điểm, nhân vật, bối cảnh lịch sử) mà người viết tham gia hoặc chứng kiến. Theo đó, trong văn bản, người đọc sẽ được quan sát, chứng kiến những con người, sự kiện, biến cố, số liệu thực tế; những hiện tượng kinh tế, xã hội, văn hoá cụ thể; những vấn đề chính trị nóng bỏng,...
e. Một số thủ pháp nghệ thuật
Bởi phóng sự, nhật kí, hồi kí đều hướng tới các sự việc, hiện tượng, sự kiện trong đời sống, nên các thủ pháp miêu tả, trần thuật thường được sử dụng phổ biến nhằm thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng, đồng thời bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, cái nhìn, quan điểm chủ quan của người viết trước các sự việc, hiện tượng, sự kiện.
g. Sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết
Trong phóng sự, nhật kí, hồi kí, các chi tiết, sự kiện hiện thực luôn được thể hiện kết hợp với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết. Điều này giúp người đọc vừa tiếp nhận được những thông tin khách quan, vừa được tiếp cận với một cách nhìn, cách cảm về những thông tin đó.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây