Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập chương I SVIP
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
1. Điện tích. Định luật Cu-lông
- Có 2 loại điện tích:
Điện tích dương (kí hiệu: + )
Điện tích âm (kí hiệu: - )
- Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.
Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.
- Định luật Cu-lông
Nội dung Định luật: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
\(F=k\dfrac{\left|q_1q_2\right|}{r^2}\)
+ Trường hợp điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính:
\(F=k\dfrac{\left|q_1q_2\right|}{\varepsilon r^2}\)
Với ε là hằng số điện môi.
2. Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
Thuyết êlectron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật.
Nội dung của thuyết êlectron:
- Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
- Nguyên tử bị mất êlectron → trở thành một hạt mang điện dương, gọi là ion dương.
- Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm êlectron → trở thành một hạt mang điện âm, gọi là ion âm.
- Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron mà nó chứa lớn hơn số điện tích dương (prôtôn) và ngược lại.
* Định luật bảo toàn điện tích
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
3. Điện trường
- Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) tồn tại xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.
- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
\(E=\dfrac{F}{q}\)
Đơn vị: Vôn trên mét (V/m)
Cường độ điện trường của một điện tích Q trong chân không là:
\(E=\dfrac{F}{q}=k\dfrac{\left|Q\right|}{r^2}\)
Nguyên lí chồng chất điện trường
Nếu tại điểm M có các cường độ điện trường \({\overrightarrow E _1}{,^{}}{\overrightarrow E _2},...\) do các điện tích q1, q2 gây ra thì cường độ điện trường tại M được xác định:
\({\overrightarrow E _M} = {\overrightarrow E _1} + {\overrightarrow E _2} + ...\)
Các vectơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.
- Đường sức điện
Đường sức của điện trường là đường mà tiếp tuyển với nó tại mỗi điểm trùng với vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
4. Công của lực điện
- Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
- Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường tỉ lệ thuận với q
WM = AM∞ = VMq
5. Điện thế. Hiệu điện thế
- Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
\(V_M=\dfrac{W_M}{q}\)
Đơn vị: Vôn
- Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N.
\(U_{MN}=V_M-V_N=\dfrac{A_{MN}}{q}\)
Đơn vị: Vôn (V)
Người ta đo hiệu điện thế bằng tĩnh điện kế
- Liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường:
\(E=\dfrac{U}{d}\)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây