Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức về thể loại SVIP
Tri thức ngữ văn - Bi kịch
1. Bi kịch
a. Khái niệm bi kịch
b. Hành động trong bi kịch
- Hành động trong bi kịch là hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch.
- Hành động của các nhân vật bi kịch, cũng như hành động của nhân vật kịch nói chung, thường được phân thành hai dạng chính: hành động bên ngoài và hành động bên trong.
c. Cốt truyện bi kịch
- Cốt truyện bi kịch là tiến trình của các sự việc, biến cố trong câu chuyện kịch được tổ chức tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách các nhân vật. Đó thường là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc,... đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).
d. Xung đột bi kịch
- Xung đột bi kịch là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập: giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh.
e. Nhân vật chính của bi kịch
- Nhân vật chính của bi kịch thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.
2. Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch
- Những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả, là cơ sở tạo nên hiệu ứng thanh lọc của thể loại này.
+ Thoạt tiên, bi kịch khiến khán giả thương xót trước số phận bi đát của một con người vốn cao quý, tốt đẹp; sợ hãi trước cái chết, trước những mất mát khủng khiếp.
+ Tuy nhiên, sâu xa hơn, bi kịch khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự hủy diệt những giá trị đó.
+ Từ đây, họ có thể giải tỏa sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn tới cái cao cả, phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.
3. Chủ đề chính, chủ đề phụ
- Trong những tác phẩm văn học cỡ lớn (truyện lịch sử, truyện thơ, tiểu thuyết, hay kịch bản văn học,... gồm nhiều phần, nhiều chương khúc) thường có nhiều chủ đề. Trong đó, có một chủ đề chính và một số chủ đề phụ xoay quanh chủ đề chính.
- Ví dụ ở Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái), chủ đề chính là quá trình thống nhất của vương triều Lê vào thời Tây Sơn diệt Trịnh. Xoay quanh chủ đề chính là các chủ đề phụ: tình trạng lục đục trong phủ chúa Trịnh, chiến công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung,... Người đọc có thể xác định chủ đề chính dựa vào nhan đề, nội dung bao quát, hình tượng trung tâm, tổng thể các chi tiết, sự việc chính,... của các phẩm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây