Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Kiến thức ngữ văn SVIP
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội với việc đọc hiểu tác phẩm văn học
a. Vai trò của bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội với việc đọc hiểu tác phẩm văn học
- Đọc hiểu tác phẩm văn học luôn gắn liền với việc vận dụng kiến thức về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.
-> Nhiều vấn đề trong tác phẩm văn học chỉ có thể cắt nghĩa được khi vận dụng các tri thức về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội vào việc đọc hiểu tác phẩm đó.
b. Thời đại Nguyễn Trãi là thời đại đau thương và quật khởi
- Đau thương vì:
- Quật khởi vì đây là giai đoạn truyền thống yêu nước, anh hùng được trỗi dậy và phát huy mạnh mẽ, mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - cuộc khởi nghĩa gian khổ bậc nhất, thắng lợi huy hoàng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945.
-> Nguyễn Trãi là người sống hết mình với thời đại, có những đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi dân tộc giành lại quyền độc lập, tự chủ.
2. Nghị luận xã hội trung đại
- Mục đích của các thể loại nghị luận xã hội trung đại:
+ Chiếu, cáo thường để ban bố trước dân chúng về những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia.
+ Thư dùng để trao đổi, thuyết phục người khác trong công việc.
- Các bài nghị luận xã hội trung đại có một số đặc điểm nổi bật sau:
+ Là thể văn tổng hợp, "văn, sử, triết bất phân", có sự kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và cảm xúc, giữa tư tưởng và tình cảm của người viết; do vậy, văn bản vừa có tính thuyết phục của lí lẽ, vừa giàu màu sắc biểu cảm nghệ thuật.
+ Tác phẩm thường được viết bằng văn biền ngẫu, từ ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng.
+ Vai trò của người viết rất đặc biệt, có thể là vua, chúa, thủ lĩnh hoặc được vua, chúa, thủ lĩnh ủy nhiệm soạn thảo các văn bản.
Các tác giả được ủy thác thường là những nhà văn hóa lỗi lạc hoặc có địa vị, uy tín cao trong triều đình và xã hội. Văn bản nghị luận do họ soạn thảo không chỉ thể hiện tư tưởng, tình cảm của các bậc vua, chúa, thủ lĩnh, đại diện cho tư tưởng thời đại, ý chí, khát vọng của cả quốc gia, dân tộc, mà còn chứa đựng trí tuệ, tình cảm và tài năng văn chương của mỗi người.
3. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn
- Thơ Nôm Đường luật thất ngôn (bảy chữ) xen lục ngôn (sáu chữ) là sự sáng tạo của các tác giả Việt Nam trên cơ sở kế thừa thơ Đường luật.
- Theo các tư liệu hiện còn, thể thơ này đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trong tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Điều đó cho thấy ông là người xây dựng thành công một thể thơ mới theo hướng dân tộc và tập thơ Nôm của ông được đánh giá là thành tựu lớn của thơ ca tiếng Việt.
- Việc xuất hiện các câu lục ngôn xen các câu thất ngôn phá vỡ ít nhiều kết cấu của thơ Đường luật thất ngôn, tạo nên các điểm nhấn về cảm xúc, suy tư, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu,... góp phần mở ra thời kì mới cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt.
4. Biện pháp liệt kê
- Liệt kê là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xuc.
- Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây